Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế

- Quảng Cáo -

blogger 258Tiếp tục chương trình vận động chống lại việc chính quyền lạm dụng điều 258 Luật hình sự để gây khó dễ cho các blogger, tuần qua,  sáng tngày 02/08, tại khách sạn The Davis, thủ đô Bangkok của Thái Lan, 5 blogger Việt Nam đã tiếp xúc và traoTuyên bố 258 cho Ủy ban Bảo vệ Ký giả – Committee to Protect Journalist (CPJ )

Đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam gồm có các bạn Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Thảo Chi (Sài Gòn), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội).

Ông Shawn Crispin, đại diện CPJ khu vực Đông Nam Á đã tiếp nhận Tuyên Bố 258 và trao đổi với các blogger về tình hình tự do ngôn luận và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi giới tóm tắt nội dung, mục tiêu cũng như những nỗ lực vận động quốc tế, đặc biệt là với Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các blogger từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội đã trình bày sơ bộ tình hình tự do thông tin Việt Nam, nhấn mạnh các vụ bắt bớ nhà báo.

- Quảng Cáo -

Đối với CPJ, các bạn cũng đã đề xuất CPJ cùng với các tổ chức quốc tế khác ra kiến nghị tuyên bố phản đối điều luật 258 đồng thời xuất bản những báo cáo về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Ủy ban Bảo vệ Ký Giả – CPJ là một tổ chức quốc tế độc lập, vô vị lợi được thành lập vào năm 1981 bởi một nhóm phóng viên tại Hoa Kỳ để các phóng viên trên toàn thế giới, đoàn kết bảo vệ đồng nghiệp của mình trong khi hành nghề.
Cuối buổi tiếp xúc, các bạn blogger Việt Nam đã gửi lời cám ơn đến Ủy ban Bảo vệ Ký Giả – không riêng đối với việc đã dành thì giờ tiếp xúc với blogger Việt Nam, mà còn những đóng góp thông tin, báo cáo, bài viết đã xuất bản về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Ngoài ra, các đại diện của Mạng lưới blogger Việt Nam đã trao Tuyên bố 258 cho Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) tại văn phòng Bangkok của cơ quan này.

Trong thời gian tơi, Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục tường trình những buổi tiếp xúc vừa qua với các tổ chức quốc tế khác.

 

Báo chí nhà nước Việt Nam loan tin sai lời nói của Đại Sứ Mỹ về nhân quyền

165916-VN-Shear.400Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết việc báo chí Việt Nam loan tin đại sứ Mỹ David Shear phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam“đã có những cải thiện đáng kể” là sai sự thật.

Ngày 7/8, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear có cuộc họp báo với giới truyền thông nội địa về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ.

Hàng loạt các báo nhà nước khi tường thuật về nội dung sự kiện này nói rằng “Một trong những điều kiện để dẫn tới việc [Mỹ] dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 7/8, đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.”

Đại sứ quán Hoa Kỳ khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”
Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi.

Đại sứ quán Mỹ cho biết đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền.

 

Thụy Điển sẽ ngưng viện trợ cho Việt Nam

SuedeministAElegend16042012Chính phủ Thụy Điển vừa thông báo sẽ chấm dứt cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. Thụy Điển là quốc gia đứng đầu trong nhóm các quốc gia ở châu Âu tham gia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Nhiều công trình tại Việt Nam như nhà máy giấy Bãi Bằng ở tỉnh Phú Thọ, bệnh viện nhi đồng Thuỵ Điển ở Hà Nội, hình thành nhờ các khoản viện trợ không hoàn lại này. Kể từ thập niên 1990 đến nay, nhiều chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, lâm nghiệp, năng lượng, phát triển nông thôn, phát triển miền núi, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam được thực hiện nhờ ODA do Thụy Điển cấp.

Ngoài việc viện trợ, Thụy Điển nhiều lần lưu ý Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, tôn trọng tự do, dân chủ. Lần đầu tiên Thụy Điển tỏ ra không hài lòng là sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tạm giam, kết án hai phóng viên sau khi họ thực hiện nhiều bài điều tra về vụ tham nhũng xảy ra tại PMU 18. Tại một hội nghị của các nhà tài trợ cho Việt Nam diễn ra ở Hà Nội vào cuối năm 2009, ông Rolf Bergman là Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam khuyến cáo Hà Nội phải bãi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet và cho phép báo chí tham gia giám sát các cơ quan quyền lực. Đầu tháng 7, một nhóm blogger Việt Nam đến Tòa Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam để trao Tuyên bố 258, đó là giọt nước tràn ly khiến chính phủ Thụy Điển quyết định chấm dứt viện trợ.

 

Bầu Kiên có thể lãnh án tối đa chung thân

baukien-Hoang HaBáo chí trong nước ngày 9/8 đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là Bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch và cũng là sáng lập viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), và 7 đồng phạm cùng bị truy tố 4 tội danh gồm kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, sau cuộc điều tra kéo dài gần 1 năm về vụ bê bối gây thiệt hại nhiều chục triệu đô la, có thể lãnh án tối đa là chung thân.

Trong số các bị can còn lại có ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, người từng giữ ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB.

Ông Kiên một trong 100 người giàu nhất Việt Nam trong năm 2010, bị bắt hồi tháng 8 năm ngoái. Vụ án Bầu Kiên gây xôn xao công luận giữa lúc tín nhiệm của quốc tế đối với Việt Nam đang bị tuột dốc với các vụ tiêu cực kinh tế, tham nhũng lớn trong các doanh nghiệp nhà nước. Vụ này cũng khiến ACB cùng các ngân hàng khác của Việt Nam bị Fitch Ratings đánh giá tín nhiệm tiêu cực. Giới phân tích cho rằng vụ việc của ông Kiên có thể được đảng cộng sản sử dụng như một biểu hiện chứng tỏ nỗ lực bài trừ nạn tham nhũng ở cấp cao và cũng có thể là dấu hiệu của cuộc đấu đá chính trị giữa các thế lực trong nội bộ đảng cầm quyền. Đề nghị truy tố ông Kiên đang chờ quyết định chung cuộc từ Viện Kiểm Sát.

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Tự do ngôn luận theo Công ước nhân quyền châu Âu, và các giới hạn về tự do ngôn luận: trường hợp nước Pháp

    Thời gian gần đây, một nhóm người tự nhận là “đại diện giới bloger Việt Nam” để đưa ra cái gọi là “tuyên bố 258”. Qua ngôn từ đã sử dụng, có thể thấy nhóm người làm ra “tuyên bố” này như muốn áp dụng hình mẫu tự do ngôn luận kiểu phương Tây vào Việt Nam? Tuy nhiên, “hình mẫu” mà họ muốn mô phỏng lại có những chế tài hết sức nghiêm ngặt; và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về tự do ngôn luận trong giới hạn của pháp luật đã được quy định trong Công ước nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights), và giới hạn của tự do ngôn luận tại Pháp – một trong các nước được coi là điển hình của tự do báo chí, tự do ngôn luận.

    Công ước nhân quyền châu Âu (Công ước) có hiệu lực từ ngày 3.9.1953, đưa ra các quy định về các quyền cơ bản của con người, trong đó quyền tự do ngôn luận được ghi trong Điều 10 của Công ước, theo đó: “1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới. (Tuy nhiên) điều luật này không có nghĩa ngăn cấm các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp kiểm soát đối với các doanh nghiệp kinh doanh phát thanh, truyền hình, điện ảnh. 2. Việc thực hiện các quyền trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”. Như vậy, nếu khoản 1 của Điều luật này quy định nguyên tắc chung về tự do ngôn luận, theo đó ai cũng có quyền được bày tỏ, trao đổi quan điểm của mình mà không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, biên giới, thì khoản 2 lại quy định việc thực thi các quyền đó và các hạn chế được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia. Vì mỗi quốc gia đều cân nhắc tình hình thực tế của mình để đưa ra các đạo luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
    Khi nói đến quyền tự do của con người, phần lớn các luật gia ở châu Âu đều chịu ảnh hưởng của học thuyết cho rằng con người rất dễ lạm dụng quyền của mình được hưởng, sự lạm dụng đó rất dễ gây phương hại cho người khác (summum jus, summa injuria – tạm dịch: tự do quá trớn sẽ tạo ra sự bất công). Vì vậy, không thể có tự do không giới hạn. Xuất phát từ quan điểm đó, cộng với việc Liên minh châu Âu bao gồm 28 quốc gia, mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử, đặc trưng văn hóa, xã hội khác nhau, mà Liên minh châu Âu cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các quy định cụ thể nhằm hướng dẫn các công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Đó là quyền tự do ngôn luận phải nằm trong nguyên tắc bảo đảm “an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật, bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”.
    Nước Pháp là một trong các quốc gia tham gia soạn thảo bản Công ước và là một trong những nước được coi là hình mẫu trong việc tôn trọng tự do ngôn luận. Trên thực tế, trước khi có Công ước, nước Pháp đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ nhằm đảm bảo đến mức tối ưu quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua Luật tự do báo chí 1881 (Luật 1881). Luật này được coi như là bộ luật gốc điều chỉnh các hành vi bày tỏ ngôn luận của mọi người.
    Pháp luật về tự do ngôn luận của nước Pháp đưa ra các giới hạn, các chế tài nghiêm khắc trừng trị người nào lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Và cần chú ý, vì Bộ luật Hình sự không thể ghi hết các tội danh phát sinh trong thực tế, do đó nhiều văn bản luật không là phải Bộ luật Hình sự vẫn quy định các hình phạt mang tính hình sự. Trước hết đó là việc bảo vệ nhân phẩm con người chống lại việc vu khống, bôi nhọ (Điều 29 Luật 1881), bảo vệ chống lại việc xâm phạm đời tư (Điều 9 Bộ luật Dân sự), chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo (Điều 32 Luật 1881), kích động bạo lực, gây hận thù (Điều 24 Luật 1881). Ngoài ra pháp luật nước Pháp cũng đưa ra các quy định nhằm bảo vệ một số lợi ích cơ bản của quốc gia như cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Điều 413 – 9 Luật hình sự), hoặc các tài liệu liên quan đến vụ án đang trong quá trình xét xử, ca ngợi tội phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người (Điều 24 Luật 1881). Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
    Điều 29 Luật 1881 quy định: “tất cả những nhận định hoặc quy kết cho một sự kiện gây thiệt hại đến danh dự hoặc nhân phẩm của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến sự kiện đó đều bị coi là hành động vu khống”. Điều luật này đưa ra định nghĩa về bôi nhọ là: “tất cả những phát ngôn có tính chất lăng nhục, sử dụng thuật ngữ miệt thị hoặc chưa được kiểm chứng”. Phạm vi áp dụng của Điều 29 rất rộng, vì không chỉ áp dụng để bảo vệ uy tín, danh dự cho một cá nhân, mà cho cả các cơ quan, tổ chức. Án lệ đưa ra hàng loạt cơ quan, tổ chức cần phải được bảo vệ trước hành vi vu khống, đó là: các cơ quan nhà nước (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 26.4.1952), Quốc hội, trường đại học, Hội đồng nhân dân (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 23.5.1955), bệnh viện công (án lệ Tòa dân sự ngày 30.9.1998; tòa hình sự ngày 3.7.1996), cơ quan cảnh sát (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 3.12.2002).
    Bản án của Tòa phá án hình sự ngày 3.12.2002 là một ví dụ về việc trừng phạt hành động vu khống cơ quan nhà nước. Tóm lược sự việc: một luật sư bị kết án hình sự sau khi được nhận định đã viết một bài phản đối các hành vi của cảnh sát; vì vị luật sư đó cho rằng các hành động của cảnh sát giống như bọn “Gestapo” (mật vụ của Đức Quốc xã trước đây), hoặc cho rằng các hành động của cảnh sát là “dã man”. Tòa án nhận định: “nếu việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận ngôn luận được bảo đảm bằng khoản 1 Điều 10 của Công ước thì theo quy định tại khoản 2 của Công ước, việc thực hiện đó phải tuân thủ các giới hạn và các chế tài được quy định tại Luật 1881; đây chính là mục đích của Điều 30 Luật 1881 khi đưa ra các chế tài cần thiết trong một xã hội dân chủ nhằm bảo vệ trật tự công và uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước và trong trường hợp này là cơ quan cảnh sát”. Một ví dụ khác cho thấy người đưa tin có thể bị kiện về tội vu khống đối với cá nhân, đó là việc nêu cụ thể danh tính của một người nào đó trong một vụ việc mang tính hình sự hoặc cần phải có kết luận cuối cùng của tòa án hay cơ quan chức năng, như ai đó chỉ cần nói câu “Nicolas đã ăn cắp 10.000 euros của mẹ” thì sẽ bị coi là hành động vu khống.
    Về các vi phạm trên mạng internet, trước hết cần khẳng định internet cũng chỉ là một trong các phương tiện để con người thể hiện ý kiến của mình. Do đó việc bày tỏ quan điểm trên internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật 1881. Án lệ của Pháp đã đưa ra rất nhiều vụ việc lạm dụng internet để vu khống, bôi nhọ. Mới đây nhất là việc tòa án công nhận nhiều quyết định sa thải nhân viên do đã lạm dụng facebook để vu khống, nói xấu người khác. Vụ việc đầu tiên là vào năm 2010, một số nhân viên của một công ty viết trên “tường” của facebook các câu chê bai doanh nghiệp của mình. Họ đã bị cho nghỉ việc. Các nhân viên này kiện ra tòa với lý do facbook chỉ là nhật ký mang tính đời tư (cá nhân) nên họ có quyền viết lên đó các suy nghĩ của mình. Tuy nhiên Tòa lao động vùng Boulogne-Billancourt đã chứng minh rằng “bức tường” facebook đã không còn mang tính riêng tư khi mọi người đều vào và đọc được. Do đó tòa đã công nhận quyết định sa thải của công ty (báo Le Monde ngày 19.11.2010). Mới đây nhất liên quan đến lĩnh vực hình sự: là việc Tòa hình sự Paris xử phạt số tiền 500 euros và phạt án treo đối với một nhân viên trực tổng đài vùng Caen do đã viết trên facebook của mình một số câu, trong đó có câu “một ngày chết tiệt, thời gian chết tiệt, công việc chết tiệt, văn phòng chết tiệt, sếp chết tiệt” (“Journée de merde, temps de merde, boulot de merde, boîte de merde, chefs de merde”). Tòa án nhận định: “việc phát ngôn một cách xúc phạm đã vượt quá giới hạn của một sự chỉ trích thông thường” để ra phán quyết trừng phạt nhân viên này. Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự, nhân viên kể trên còn phải bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn dân sự (cơ quan nơi người này làm việc và cán bộ phụ trách trực tiếp của nhân viên này) mỗi người là 1 euro (báo Le Monde ngày 17.01.2012). Phần lớn các ý kiến ủng hộ quyết định của Tòa án đều cho rằng mạng xã hội không phải là không gian riêng tư vì người sử dụng internet không thể kiểm soát được lượng người truy cập vào tài khoản của mình. Quan điểm này cũng được Công tố viên tuyên bố trước Tòa phúc thẩm Versailles: “Facebook là một không gian công cộng và việc tự do ngôn luận phải bị giới hạn” (trang web của Đại học Cezanne tại địa chỉ http://junon.univ-cezanne.fr)

    Ths.LS. VŨ VĂN TÍNH
    (NCS Đại học Paris 2 – CH Pháp)

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here