Bầu cử ở Bhutan mà kẻ thua là Trung quốc

- Quảng Cáo -

Bhutan là một nước nhỏ, theo thể chế quân chủ lập hiến, nhưng vào năm 2007, quốc gia này đã cho phép người dân được thành lập các đảng chính trị để tham gia vào cuộc bầu cử Quốc hội năm 2008. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên này đảng Hòa bình & Thịnh vượng đã thắng lớn với 45 trên 47 số ghế Quốc hội. Đảng Dân chủ Nhân dân chỉ được 2 ghế. Bhutan trước đây có mối giao hảo tốt đẹp với Ấn độ, nhưng khi đảng Hòa Bình & Thịnh vượng lên cầm quyền thì không muốn bị ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ nên tìm cách tiếp cận với Trung quốc. Tháng 6 năm 2012 khi tham dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về môi trường tại Rio de Janero (Brazil), Thủ tướng hai nuớc Bhutan và Trung quốc đã có một cuộc hội đàm tay đôi, trong cuộc hội đàm này Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra 5 nguyên tắc sống chung hòa bình để thúc Thủ tướng Jigme Thinley thiết lập bang giao với Trung quốc hầu sớm phân định biên giới giữa hai nước. Sau cuộc hội đàm này, Trung quốc liên tiếp gởi nhiều phái đoàn cấp cao sang Bhutan nói về chuyện viện trợ kinh tế và trao đổi mậu dịch, chưa gì Trung quốc đã xây tặng Bhutan một pho tượng Phật cao 50 mét có dát vàng bên ngoài dựng ở thủ đô Thimphu. Sự vồn vã quá sức của Trung quốc làm cho người dân Bhutan đặt một dấu hỏi lớn vì từ trước đến nay Trung quốc vẫn thường hay xâm lấn biên giới khiến quốc gia nhỏ bé này phải nhờ Ấn Độ bảo vệ.

Trong 5 năm cầm quyền, đảng Hòa bình & Thịnh vượng đã thực hiện nhiều chuyện đúng theo lời hứa, chẳng hạn như xây dựng hạ tầng cơ sở, sân bay, cung cấp đầy đủ điện nước cho người dân sử dụng và đặc biệt là không ngăn cấm quyền tự do ngôn luận. Một đất nước nhỏ bé với dân số 800.000 người mà có đến 10 tờ báo do tư nhân làm chủ thì đủ biết chính quyền đảng Hòa bình & Thịnh vượng rất dân chủ bởi vậy được người nhiều người dân ủng hộ nên ai cũng dự đoán là đảng này tiếp tục thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử lần này để tiếp tục cầm quyền cho dù đảng đối lập Dân chủ Nhân dân đã lớn mạnh hơn rất nhiều so với trước đây. Theo thể thức bầu cử Quốc hội ở Bhutan thì việc bầu cử sẽ được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bầu sơ bộ để chọn ra hai đảng có số phiếu bầu cao nhất nhì để vào chung cuộc. Cuộc bỏ phiếu sơ bộ đã diễn ra vào ngày 31/05/2013 với kết quả đảng Hòa bình & Thịnh vượng dẫn đầu với 45% tổng số phiếu, còn đảng Dân chủ Nhân dân được 33% tổng số phiếu về nhì. Cuộc bầu chung cuộc đã diễn ra vào ngày 13/07/2013 vừa qua với kết quả thật bất ngờ là đảng Dân Chủ Nhân dân thắng lớn được 32 ghế (tức là tăng thêm 30 ghế so với lần trước), trong khi đảng Hòa bình & Thịnh vượng chỉ còn 15 ghế (trước đây là 45 ghế) nên đành phải cuốn gói ra đi, trao chính quyền lại cho đảng Dân chủ Nhân dân.

Theo các bình luận gia về thời cuộc ở Bhutan cho rằng đảng Dân chủ Nhân dân thắng lớn là vì đã vạch ra được nhiều điều hiểm hại khi lập bang giao với Trung quốc mà chính quyền của Thủ tướng Jigme Thinley đang từng bước một tiến hành. Cũng theo các bình luận gia này thì người dân Bhutan không quan tâm đến những vấn đề Trung quốc xâm lược biển Đông hay biển Hoa Đông, nhưng theo dõi rất kỹ việc người dân Tây Tạng và Phật giáo xứ này bị chính quyền Cộng sản Trung quốc đàn áp. Ngoài ra việc Miến Điện đang dần dần tách rời ảnh hưởng Trung quốc cũng được người dân Bhutan đặc biệt quan tâm. Chính phủ và đảng Hòa bình & Thịnh vượng nhận ra được điều này nên Thủ tướng Jigme Thinley phải lên tiếng là chưa đưa ra một lời cam kết nào cả với Bắc Kinh trong việc thiết lập bang giao giữa hai nước. Mặc dù đã lên tiếng như thế nhưng đã quá trễ, đảng Hòa bình & Thịnh vượng không được người dân ủng hộ trong kỳ bầu cử vừa qua.

Đảng Hòa bình & Thịnh vượng thua đậm trong kỳ bầu cử vừa rồi, nhưng người giận dữ không phải là đảng này mà là Trung quốc, có lẽ giận quá mất khôn nên Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích New Delhi đã hỗ trợ thật nhiều tài chánh cho đảng Dân chủ Nhân dân trong kỳ bầu cử vừa qua. Báo đài Ấn Độ đã yêu cầu Trung quốc hãy đưa ra bằng chứng cụ thể, chứ vu cáo như thế không những xúc phạm danh dự Ấn Độ mà còn khinh thường nền độc lập của Vương quốc Bhutan.

- Quảng Cáo -

Chưa thấy Bắc Kinh đưa ra bằng chứng nào cả vì làm gì có bằng chứng mà đưa nên từ đó ngậm miệng luôn về chuyện này.

 

<b>Trung quốc tuyên bố thay đổi chiến lược kinh tế chú trọng đến chất hơn lượng</b>

Đứng trước tình trạng tăng trưởng kinh tế đang khựng lại, lãnh đạo Trung quốc, ông Tập Cận Bình hôm thứ hai ngày 15/07/2013 đã chỉ thị cho toàn bộ Ủy ban Kinh tế quốc gia phải cải cách cơ cấu kinh tế để nâng cao phẩm chất hàng sản xuất chứ không theo lượng như trước đây nữa. Để phụ họa cho chỉ thị này các kinh tế gia hàng đầu của đảng Cộng sản Trung quốc đều cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất cho một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới chuyển hoán cơ cấu kinh tế của nó.

Theo các chuyên gia kinh tế thì dựa vào con số GDP mà Trung quốc công bố trong hơn một thập niên nay thì năm nào chỉ số tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng cao trên 7 hoặc 8% trong khi các nước tiên tiến như Hoa Kỳ và một số quốc gia Âu châu bị khựng lại, còn Nhật Bản thì tụt xuống số âm. Nhưng nên biết rằng với một dân số trên 13 tỷ người mà hàng năm tăng trưởng kinh tế dưới 8% là gây ra nạn thất nghiệp khiến xã hội bất an. Muốn duy trì mức tăng trưởng kinh tế như trước đây thì phải sản xuất hàng hóa ào ạt để bán với giá rẻ, nhưng do sự suy thoái kinh tế toàn cầu nên hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc bán không được bị gởi trả lại hoặc bị chất đống trong kho nên chỉ số phát triển kinh tế của Trung quốc trong 6 tháng đầu của năm 2013 là số âm.

Nếu không muốn nền kinh tế bị phá sản Trung quốc không còn cách nào khác hơn là phải chuyển hoán chiến lược kinh tế, bởi vậy nên ông Tập Cận Bình mới ra cái chỉ thị như vừa nói trên, nhưng thực hiện không phải dễ vì chưa ngăn chận được chuyện đầu tư bừa bãi, thị trường bất động sản đóng băng khiến cho hầu hết các ngân hàng chết cứng một đống nợ xấu. Thật ra chẳng có một lãnh đạo nào muốn giải quyết các vấn đề này cả vì đây là những nơi họ moi ra tiền. Trước đây, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã lên tiếng cảnh báo kinh tế Trung quốc có nguy cơ phá sản nếu không cải cách mà việc cải cách đầu tiên phải là cải cách chính trị chứ không phải là cải cách cơ cấu kinh tế. Mọi chuyện đều do con người quyết định, nhưng khi con người bị hủ hóa vì quyền lực và tiền bạc thì có cải cách, tái cơ cấu cổ máy nhà nước, thay đổi chiến lược…cũng chẳng có gì thay đổi.

Trong cuộc hội đàm với Hoa Kỳ tại Washington DC vào đầu tháng 6 vừa rồi,Tổng thống Obama đã yêu cầu ông Tập Cận Bình tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hệ thống ngân hàng, phải để cho tỷ giá đồng nhân dân tệ lên xuống theo quy luật kinh tế thị trường…Ông Bình chỉ ầm ừ cho qua chuyẹn chứ không hứa gì cả. Chính vì lý do đó mà tại hội nghị Bộ trưởng Tài chánh và Thống đốc ngân hàng G20 tổ chức tại Moscow vào ngày 19/07/2013, Thứ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ là ông Brainard đã nói thẳng rằng nền kinh tế của Trung quốc không tăng trưởng được nữa nếu vẫn dựa vào việc xuất khẩu hàng hóa và duy trì việc đầu tư quá thặng thừa. Bắc Kinh cần phải thay đổi chiến lược phát triển kinh tế bằng cách khuyến khích người dân tiêu thụ, phải để cho nền kinh tế thị trường quyết định hối suất đồng nhân dân tệ…

Dù Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trong G20 áp lực mạnh, nhưng Trung quốc vẫn đánh trống lãng, chính vì vậy mà ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới là Goldman Sachs cảm thấy bất an nên vào ngày 20.07/2013 quyết định bán toàn bộ cổ phần mà họ đã đầu tư vào ngân hàng Công Thương Trung quốc với giá 1,1 tỷ mỹ kim, chấm dứt việc đầu tư ngành ngân hàng ở Trung quốc, Hành động của Goldman Sachs ảnh hưởng dây chuyền, các ngân hàng đầu tư khác của Âu châu và Nhật Bản cũng rút rịch bán các cổ phiếu ngân hàng Trung quốc mà họ đã mua trước đây. Ngành ngân hàng Trung quốc đang điêu đứng vì núi nợ xấu, nay gặp thêm chuyện các nước rút cổ phần, không hùn vốn nữa thì khốn đốn vô cùng. Chuyện kinh tế Trung quốc bị suy thoái đang trở thành hiện thực chứ không còn là sự suy đoán nữa.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here