Truyền thông nhà nước đả kích người biểu tình chống Trung Quốc

- Quảng Cáo -

Truyền thông nhà nước đả kích người biểu tình chống Trung Quốc

bieutinh_Hanoi_1Cùng với cơ quan báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hùa nhau đả kích người biểu tình chống Trung Quốc, hôm 3.6.2013 đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã phát sóng một bản tin ngắn, trong đó lên án những người biểu tình chống Trung Quốc là ‘kích động, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới hoạt động chung của khu vực’.

Blogger Lê Anh Hùng, một người xuống đường hôm 2/6, cho biết:“Các cơ quan truyền thông nhà nước thường xuyên bôi nhọ, vu vạ những người biểu tình, những người đã buộc phải lên tiếng trước sự gia tăng những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông. Chúng tôi cũng chẳng lạ gì. Không chỉ là Đài truyền hình Hà Nội, mà thậm chí cả Đài truyền hình Việt Nam, họ luôn dành cho những người như chúng tôi những lời lẽ miệt thị và chẳng hay ho gì.”

Blogger Lê Anh Hùng cho biết anh và những người biểu tình khác cảm thấy bị xúc phạm và, bất bình và tất nhiên là kèm theo cả một nỗi đau ở trong lòng nữa bởi vì theo Blogger Hùng thì Việt Nam (chúng ta) không chỉ đứng trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đang tỏ ra ngày càng hung hăng trên biển Đông mà còn đứng trước một chính phủ ngày càng tỏ ra bất lực và thậm chí còn hùa theo giọng điệu của ngoại bang. Việt Nam không những đang đứng trước họa xâm lăng mà còn cả kẻ thù ngay bên trong nữa. Đáng tiếc là chính phủ đang ngày càng cho thấy là họ ngày càng rời xa cái nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng như ý chí quật cường của nhân dân trong việc bảo vệ tổ quốc.

- Quảng Cáo -

Điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ viện Mỹ

Vào chiều ngày 04/06/2013, một buổi điều trần tại Hạ Viện Mỹ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, với sự tham gia của đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, cũng như của một số đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ : cựu dân biểu Cao Quang Ánh, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức BP SOS, linh mục Phạm Hữu Tâm và cô Holly Ngô.

Buổi điều trần trước Tiểu ban châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế, thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ, do dân biểu Christopher Smith chủ trì. Chủ đề của buổi điều trần là : « Chính quyền Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp », với trọng tâm là những hành động của chính quyền Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích của công dân Hoa Kỳ, cụ thể là các vụ chiếm đoạt tài sản của những người nay đã trở thành công dân Hoa Kỳ.

Trong bản điều trần đọc trước Hạ Viện Mỹ, ông John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh là các hành vi bất đồng chính kiến ở Việt Nam luôn bị đàn áp và trong năm qua, ngày càng có nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị kết án và bỏ tù. Đặc biệt, tình trạng côn đồ sách nhiễu các nhà bất đồng chính kiến cũng có xu hướng gia tăng. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày Chủ nhật vừa qua đã kết thúc bằng các vụ công an bắt giữ và đánh đập người biểu tình.

Về việc hạn chế tự do báo chí, ông John Sifton đặc biệt nêu lên « Quyết định 20 » bắt buộc các hãng truyền hình nước ngoài phải trả phí biên dịch và biên tập, tức là kiểm duyệt, cho phần nội dung, do cơ quan Việt Nam được nhà nước cấp phép thực hiện.

Đại diện của Human Rights Watch đề nghị tiểu ban, cũng như toàn bộ Uỷ ban Đối ngoại chất vấn chính quyền Obama một cách nghiêm khắc về nội dung đối thoại giữa Mỹ với Việt Nam. Theo ông Sifton, đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cân nhắc các hành động như loại Việt Nam ra khỏi đàm phán về  Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP hay các đàm phán thương mại song phương khác, và bắt đầu xét lại hợp tác quân sự với Hà Nội.

Trẻ em chết đuối ở Phú Yên tăng vọt

baibienTuyHoaTheo báo mạng Việt Nam Net, bãi biển thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên thường đông nghịt mỗi đợt vào hè. Tuy nhiên, lòng biển, kể cả sông, suối của thành phố này lại chứa đựng nhiều mối hiểm nguy. Các cư dân cao niên ở vùng phía đông thành phố Tuy Hòa nói rằng phía dưới mặt biển lặng yên thỉnh thoảng xuất hiện dòng nước xoáy cuốn phăng những người bơi lội bì bõm phía trên.

Còn sông chảy ngang thành phố Tuy Hòa tuy ngắn nhưng dốc và nhiều thác ghềnh. Một số nhân chứng cho biết, nhiều vụ chết đuối thương tâm xảy ra trong tíc tắc vì trẻ mất dạng luôn sau cú “nhảy ùm” xuống sông.

Một phúc trình khác của Tỉnh đoàn Phú Yên nói rằng số vụ trẻ chết đuối tại tỉnh này tăng vọt từ đầu năm 2012 cho đến nay. Riêng trong năm 2012, có đến 51 trẻ dưới 16 tuổi bị chết đuối, tương đương với sỉ số một lớp học.
Gần đây nhất là vụ hai học sinh lớp 7 cùng bị chết đuối khi đang tắm biển Tuy Hòa. Trước đó nữa là vụ ba học sinh tiểu học bị nước sông Kỳ Lộ hiền hòa cuốn trôi đột ngột.

Báo Việt Nam Net cho biết, hai năm trước đây, các cán bộ Tỉnh đoàn Phú Yên làm một dự án xây hai hồ dạy môn bơi lội cho khoảng 8.000 học sinh thuộc 11 xã ở huyện Đồng Xuân. Đây là dự án định làm thử trước khi xây hồ bơi đồng loạt khắp tỉnh Phú Yên, với kinh phí khoảng 150 triệu đồng, tương đương 7.500 đôla, nhằm mục đích làm giảm số trẻ em bị chết đuối. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án “thí điểm” nói trên vẫn nằm yên trên giấy, vì Tỉnh đoàn Phú Yên… không có tiền.  

Tàu chiến Ấn Độ thăm Đà Nẵng

indian_KriegshipBốn tàu hải quân Ấn Độ với thủy thủ đoàn 1.200 người do Chuẩn đô đốc Ajit Kumar P, Tư lệnh Hạm đội Miền Đông thuộc hải quân Ấn Độ dẫn đầu vừa cập cảng Tiên Sa sáng thứ Ba 4/6 trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày. Đội tàu bao gồm 2 khu trục hạm, 1 hộ tống hạm và 1 tàu hậu cần

Theo kế hoạch thì các thuỷ thủ đoàn hải quân Ấn Độ và hải quân Vùng 3 của phía VN trao đổi về chuyên môn, phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cùng những hoạt động giao lưu trong lãnh vực thể thao, văn nghệ.

Được biết trong chuyến viếng thăm này, phía hải quân Ấn cũng mời các viên chức Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân VN và cộng đồng Ấn Độ tại VN viếng thăm tàu.

Việc cập cảng Việt Nam đã trở thành hoạt động thường niên của tàu hải quân Ấn Độ từ khoảng 5 năm nay. Cuối tháng Năm năm ngoái, hai tàu Ấn Độ là tuần dương hạm đa năng INS Shivalik (F47) và hộ tống hạm lớp Kora INS Karmuk (P64) đã thăm Hải Phòng trong 5 ngày.

Cuộc viếng thăm năm nay là lớn nhất nếu tính về số tàu và thủy thủ.

Người ta còn nhớ vào tháng Bảy năm 2011, tàu chiến Ấn Độ INS Airavat sau khi thăm Việt Nam và đang trên đường từ Nha Trang ra Hải Phòng khi ở Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam chừng 45 hải lý, đã nhận được điện đàm từ một người gọi tự xưng là ‘Hải quân Trung Quốc’ cảnh báo rằng tàu này đang tiến vào hải phận Trung Quốc.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here