Giới trẻ hôm nay nghĩ gì về ngày 30.4

- Quảng Cáo -

Hàng năm cứ đến tháng Tư luôn là dịp để những người Việt Nam dù ở nơi đâu đều nhớ và nhìn lại những biến cố lịch sử đau buồn trong quá khứ, đó là ngày 30/04/1975, mỗi người một tâm trạng, kẻ khóc vì nỗi đau mất mát, người cười bởi thế sự đảo điên.

Với khoảng thời gian 38 năm, ngày càng có nhiều người nhận thức ra cái gọi là “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà nhà cầm quyền Cộng Sản VN đã áp đặt lên đất nước. Cũng trong khoảng thời gian này, thế hệ hậu chiến đã ra đời và trưởng thành. Các bạn đó nghĩ gì về ngày 30/04 và có những ước mơ gì cho tương lai đất nước ?

Trong mục Thế Kỷ Của Chúng Ta hôm nay Thụy Anh xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trò chuyện của Thụy Anh và các bạn trẻ này.

Thụy Anh xin chào các bạn Thành, Đông, Mai Thanh và Lượng

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Đến ngày 30/4 tôi lại nhớ đến lời tâm sự của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ông kể rằng có một độc giả hỏi ông:” Tại sao thơ của các ông trong thời chiến thật là lãng mạn và thi vị nhưng thơ trong thời bình thì nghe không được?” Ông trả lời rằng đó là do cảm xúc có thật hay không mà thôi.
    Trước 1975, thanh niên miền bắc XHCN được nhồi sọ trong một môi trường “cá chậu chim lồng” như Bắc Triều Tiên, không biết gì về thế giới bên ngoài. Họ đã được xem những phim thời sự về đồng bào Tây nguyên sống đời du mục rất cơ cực, ăn thì bốc bằng tay, trời mưa thì có người chui vào những hốc cây để trú. Lời thuyết minh kèm theo nói rằng đó là “phản ánh chân thực” đời sống của đồng bào miền Nam ruột thịt.
    Ai xem xong cũng tin và cảm thấy xúc động vì nghĩ rằng đồng bào Miền bắc mặc dầu chỉ sống trong những nếp nhà tranh vách đất nhưng vẫn sướng hơn cả chục lần đời sống của đồng bào miền Nam. Cho nên bên cạnh những thanh niên đăng ký đi bộ đội chỉ vì một lý do đơn giản là có cái để bỏ bụng chứ khỏi phải lo đói lo no như ở nhà, thì cũng có nhiều thanh niên đi bộ đội để “giải phóng” đồng bào miền Nam ruột thịt ”thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ nguỵ”.
    Họ ra đi với khí thế hừng hực, luôn dõi mắt yêu thương về miền Nam, lạc quan tin tưởng tuyệt đối về trách nhiệm thiêng liêng mà mình đang thực thi. Ánh mắt sáng ngời họ hát vang những bài hát như “Bài ca trường sơn”, “Trường sơn đông, Trường sơn tây”, “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”.v.v..với những tình cảm thật trong sáng.
    Nhưng, sau 1975 họ bước đi giữa phố phường miền Nam, họ đã bị hụt hẫng khi thấy những gì diễn ra nơi đây ngược lại với gì họ đã bị đầu độc. Cảm xúc này đã được tiến sĩ Lê Hiển Dương (cựu sinh viên đại học Vinh trước 1975), hiệu trưởng thường Đại học Đồng tháp đề cập trong bài “Giải phóng- nỗi kinh hoàng của người dân Việt” (Radio Chân trời Mới ngày 31/5/2010).
    Đó là nói về tâm tư của thanh niên miền Bắc.
    Còn thanh niên và đồng bào miền Nam thì sao? Những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” gồm những thành phần như sau:
    1- Có một số người vì lý do gì đó mà không cần cân nhắc thiệt hơn những gì diễn ra trước mắt mà chỉ tin vào những cái bánh vẽ của CS về một tương lai sáng sủa cho đất nước, giống như cách đây vài năm những kể gian thương đã đẩy giá gạo lên 3,4 lần vì phao tin đồn sắp mất mùa, đói kém, trong khi ruộng vẫn thẳng cánh cò bay, lúa vẫn xanh đồng, đến nỗi nông dân cũng tin theo và đua nhau đi mua hàng tấn gạo vể trữ, chỉ tổ làm giàu cho bọn gian thương. Đó là do tâm lý non nớt cả tin của một số người dân.
    2- Có những gia đình nghèo (mà ở đâu và thời nào cũng có người giàu kẻ nghèo), con cái đông, cơm không đủ ăn thì chuyện học hành đối với họ rất xa lạ, lại được nghe tuyên truyền rằng “gia đình mình nghèo là vì Mỹ nguỵ bóc lột” muốn hết nghèo là phải “theo cách mạng để giải phóng quê hương”. Họ tin và đi theo, dầu cho hy sinh tính mạng họ cũng đi.
    3- Một số người là tội phạm, cướp của giết người, bị bỏ tù, đến khi được tha hoặc vượt ngục, họ cảm thấy mặc cảm với bà con lối xóm hoặc không thể sống ở quê nhà, đành phải theo CS. Họ rất căm thù những người cảnh sát đã bắt họ, ngày đêm nung nấu trả thù. Vì thế những người cảnh sát hoặc những đồn bót đã giam họ chính là mục tiêu cho họ triệt hạ. Thế là vừa trả được tư thù, vừa lập được chiến công, rồi được tuyên dương công trạng. Sau 1975, họ chễm chệ ngồi trên những chiếc ghế cao, ăn trên ngồi trước, với một lý lịch đỏ rực màu máu “yêu nước”, tuyệt nhiên không có chỗ nào đề cập đến tội lỗi ngày trước của họ.
    4- Cũng có những người giàu có chuyên tiếp tế cho CS, nhưng tuyệt nhiên họ không có thiện cảm với CS mà đơn giản chỉ vì họ muốn yên thân, giống như ngày nay thỉnh thoảng xe đò bị bọn xì ke ma tuý xin đểu, nếu không cho thì được “ăn đủ thứ” vậy thôi.
    Trên đây chính là chân dung của những “đoàn giải phóng quân”.
    Những người sống trong sự kềm kẹp tăm tối lừa mị của CS đi giải phóng những người tự do là giải phóng cái nỗi gì?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here