Nguyễn Khanh và Nam Phương xin kính chào quý thính giả của đài Chân Trời Mới, để mở đầu cho tiết mục Từ Á Sang Âu tuần này là đề tài nói đến chuyện Miến Điện thì tiến còn Việt Nam thì lùi về mọi mặt. Kính mời quý thính giả theo dõi qua sự tóm lược của Nguyễn Khanh và Nam Phương.
Tháng giêng năm nay tại Hà Nội, chính quyền CSVN đã cho tổ chức một buổi lễ gọi là kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris với mục đích phô trương cái thanh thế mà họ gọi là ‘’Anh hùng giải phóng Việt Nam’’. Sở dĩ chính quyền Hà Nội phải phô trương như vậy vì hiện nay người dân Việt Nam đang xa dần đảng CSVN, nếu không muốn nói là oán ghét. Những khẩu hiệu đánh Pháp, chống Mỹ, đánh Mỹ cứu nước được hô to trong buổi lễ chừng nào thì nó càng lạc lỏng bấy nhiêu ở ngoài xã hội vì chẳng còn ai muốn nhắc đến nữa, ngoại trừ số đảng viên Cộng sản muốn lấy đó làm thành tích cho Đảng, cho mình để khỏa lấp vô số hiện tượng hết sức tiêu cực gây ra cho đất nước này dưới sự cai trị của đảng CSVN. Đó là cảm nghĩ của ký giả Suzuki, đặc phái viên tờ nhật báo Sankei của Nhật ở Bangkok khi sang Hà Nội thu tin về buổi lễ này.
Năm 2000, vợ chồng Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam, máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài đã gần nửa đêm thế mà trên đường về khách sạn hai ông bà Clinton vẫn được cả mấy ngàn người dân Hà Nội đứng dọc đường vẫy tay chào đón. Tổng thống một nước cựu thù đã trở thành người khách thân quý của người dân Việt Nam.
Tháng 11 năm 2012, trên đường sang dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mở rộng (EAS) tại Campuchia, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama, đã ghé thăm Miến Điện, ở đây ông Obama cũng được đông đảo người dân Miến Điện đứng hai bên đường chào đón một cách nhiệt liệt. Về chuyện này, nếu tính theo thời gian thì Miến Điện đi sau Việt Nam đến 12 năm, nhưng chắc chắn họ đến đích trước vì muốn chơi lâu dài với Mỹ thì trước tiên phải thật sự cải cách chính trị, tôn trọng nhân quyền, chuyện này chính quyền ông Thein Sein đang làm và làm một cách tích cực cho dù phải bỏ đi rất nhiều đặc quyền, đặc lợi của thiểu số cai trị.
Để thực hiện việc cải cách chính trị, chính quyền ông Thein Sein đã thực hiện nhiều đợt thà tù nhân lương tâm, tổ chức bầu cử tự do, bải bỏ lệnh kiểm duyệt, cho tư nhân ra nhật báo, hiện nay người dân Miến Điện không còn sợ bị bắt bớ khi công khai lên tiếng chỉ trích những sai lầm của chính quyền. Sự chỉ trích này không hề gây bất ổn xã hội mà ngược lại là đằng khác, nó đang đẩy mạnh sự phát triển của Miến Điện về mọi mặt mà ai cũng thấy. Cũng chuyện cải cách chính trị thì Việt Nam cũng đã đề cập đến cách đây 27 năm, ngay sau khi áp dụng chính sách ‘’Đổi Mới’’. Chính quyền hứa sẽ cải cách chính trị mà bước đầu là mở rộng dân chủ trong nội bộ đảng rồi dần dần mở rộng ra xã hội, thế nhưng lời hứa không đi đôi với việc làm, tệ hại hơn nữa là ra tay đàn áp các tôn giáo không trực thuộc sự quản lý của chính quyền, bắt bớ, khủng bố những ai công khai lên tiếng chống tệ nạn tham nhũng, viết blog mà chỉ trích chính quyền là vào tù như chơi. Cải tổ chính trị Miến Điện đi sau về trước còn Việt Nam thì ngày càng thụt lùi.
Chưa đầy hai năm trước đây, Miến Điện bị coi là một quốc gia thiếu dân chủ nhất ở Đông Nam Á, thật ra Việt Nam cũng thiếu dân chủ đâu thua gì Miến Điện, nhưng cái bóng của Miến Điện lớn, che lấp Việt Nam về chuyện này, nay thì tấm màn che đã được hạ nên Việt Nam bị lộ hẳn ra, tạp chí Economic của Anh ví Việt Nam như con khủng long chính trị bị hóa đá.
Do không cải cách chính trị nên mọi thứ ở Việt Nam đều mù mờ, Đảng nói sao thì người dân phải nghe vậy, ai phản đối là bị lôi thôi, nhẹ thì hù dọa, khủng bố, nặng thì đi tù là chuyện thường. Luật pháp thì có, nhưng xử lý tùy tiện theo ý mỗi quan chức, cộng thêm sự thiếu trong sáng và vô số bất cập khác nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục sút giảm trong 4 năm liền. Ngoài việc đàn áp, chính quyền CSVN còn lấy sự phát triển kinh tế để đè ép những bất mãn của người dân, nay thì sự phát triển kinh tế của Việt Nam đang suy thoái, coi như chính quyền CSVN mất đi một phương tiện khá hữu hiệu trong việc trấn áp nổi bất mãn của người dân. Trong khi tiến trình dân chủ hóa ở Miến Điện chưa thật sự hoàn tất, nhưng đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vào xứ chùa Vàng này, chỉ cần thêm một hoặc hai thập niên nữa là Miến Điện vững vàng cất cánh để trở thành cường quốc kinh tế trong khối ASEAN. Lãnh vực này ai cũng thấy Miến Điện đi sau về trước. Việt Nam đi trước mà không tới đích, hiện đang lụm khụm không biết phải sửa cổ xe kinh tế sắp đổ bằng cách nào. Sửa bằng cách phải cải cách chính trị thì những người cầm quyền ở Việt Nam không muốn vì sẽ bị mất quyền lực và quyền lợi ưu tiên.
Năm 2010, chính quyền CSVN vẫn dẹp chuyện đa nguyên, đa đảng sang một bên, nhưng trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội ASEAN vào thời điểm đó, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên chính quyền quân nhân Miến Điện nên chấp nhận việc dân chủ hóa đất nước. Sang năm (2014) đến phiên Miến Điện làm Chủ tịch ASEAN chắc sẽ cám ơn ông Dũng và không biết Tổng thống Thein Sein sẽ nói lời gì để Việt Nam noi gương cải cách chính trị hầu đi lên như Miến Điện. Hãy chờ xem.
Liên Hiệp Âu Châu Tiếp Tục Không Bán Vũ Khí Cho Trung Quốc
Thủ tướng Nhật đánh giá cao việc Liên minh Âu châu (EU) duy trì biện pháp cấm bán vũ khí cho Trung quốc là đề tài kết thúc tiết mục Từ Á Sang Âu tuần này. Kính mời quý thính giả lắng nghe qua sự lược thuật của Nguyễn Khanh và Nam Phương.
Theo lịch trình thì cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Liên minh Âu châu là ông Heman Van Rompuy sẽ viếng thăm Nhật Bản, nhưng do phải giải quyết gấp rút về nguy cơ khủng hoảng tài chính của một thành viên EU là nước Cộng hòa Cyprus nên chuyến công du này được dời lại khoảng 1 tháng. Chính ông Rompuy đã điện thoại thông báo cho ông Abe (Thủ tướng) Nhật để xin lỗi và nói rõ lý do vì sao không viếng thăm Nhật được theo như dự định. Trong cuộc điện đàm này, ông Rompuy còn cho biết EU vẫn quyết định tiếp tục duy trì chính sách cấm bán vũ khí cho Trung quốc. Lẽ đương nhiên Thủ tướng Nhật đánh giá cao quyết định này và còn nói thêm là do quyết định này mà Pháp không thể bán cho Trung quốc một số trang thiết bị để cho trực thăng có thể dễ dàng đáp trên tàu chiến. Ông Abe còn nói thêm rằng để ngăn chận sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung quốc ở biển Đông, biển Hoa Đông trong ý đồ xâm lược, EU nên hiệp tác nhiều hơn nữa với Nhật và nhiều nước khác ở Đông Nam Á
Tưởng cũng nhắc lại là vào năm 1989, ngay sau khi biến cố đẩm máu Thiên An Môn xảy ra, Liên hiệp Âu châu đã quyết định không bán vũ khí cho Trung quốc với lý do là chính quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền. Từ năm 2003 đến năm 2005, Pháp và Đức muốn xé rào nên đã có yêu cầu EU tháo gở từng phần việc cấm bán vũ khí cho Trung quốc. Nhưng do sự trình bày đầy thuyết phục của Hoa Kỳ và Nhật Bản nên EU vẫn tiếp tục duy trì việc không bán vũ khí cho Trung quốc. Nay ông Chủ tịch EU công khai xác nhận lập trường của mình thêm một lần nữa về chuyện cấm bán vũ khí cho Trung quốc đã khiến cho Bắc Kinh tức giận vô cùng nên lên tiếng chỉ trích EU, nhưng Nhật Bản là quốc gia bị Bắc Kinh lên án nặng nhất.
Theo các bình luận gia Nhật Bản thì quyền lợi giao thông ở biển Đông, nhất là biển Hoa Đông của các quốc gia trong Liên minh Âu châu không nhiều nên chuyện Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở vùng biển này không là vấn đề ưu tư hàng đầu của EU vì vậy Nhật Bản và cả Hoa Kỳ cần phải nổ lực vận động EU hơn nữa mới mong có được sự hiệp lực.
Thưa quý thính giả, trước đây mỗi lần bị Bắc Kinh chỉ trích chứ chưa nói đến chuyện lên án thì Nhật Bản luôn tìm cách làm dịu căng thẳng để giữ mối giao thương, nhưng kể từ khi Bắc Kinh dở trò xâm lăng quần đảo Senkaku thì Tokyo ăn miếng, trả miếng ngay chứ không như xưa nữa. Điều này cho thấy sự bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải là ưu tiên hàng đầu chứ không phải là chuyện giao thương, mậu dịch, đặt việc mua bán lên trên tất cả như một anh lái buôn, một cụm từ mà người ta thường gắn cho Nhật Bản. Chính quyền CSVN không phải là một con buôn như Nhật Bản, chỉ là một nhóm lãnh đạo luôn ngữa tay xin tiền Trung quốc, xin Bắc Kinh bảo kê quyền lực cho họ thống trị người dân Việt Nam nên chuyện im lặng trước hành vi xâm lược Việt Nam của bá quyền phương Bắc là điều dễ hiểu, tệ hại hơn nữa là còn bán đất, nhượng biển cho Trung quốc. Đau khổ và nhục nhã quá cho dân tộc Việt Nam, phải không thưa quý thính giả.
thanh that cam on ban lam sao minh tai ve radio chan troi moi
Chúng tôi sẽ thực hiện file âm thanh hàng ngày có tên là Chương Trình Phát Thanh ngày xxxx để quí bạn có thể nghe và/hoặc tải về như bình thường.
BBT-RadioCTM