Hôm nay là ngày mùng 3 Tết Quý Tỵ, Kiều Khanh và Linh Việt xin kính chúc quý thính giả vạn sự như ý (muốn chúc gì thì chúc). Để mở đầu cho tiết mục Từ Á Sang Âu tuần này là đề tài nói đến việc bộ Tổng thống Thein Sein của Miến Điện vừa mới đào mồ chôn cái luật pháp ác ôn thời quân phiệt.
Tháng 3 tới là đúng 2 năm ngày ông Thein Sein lên nắm chức Tổng thống Miến Điện, từ đó đến nay chính quyền ông Thein Sein đã có nhiều cải cách chính trị lẫn chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc được người dân Miến Điện lẫn thế giới đánh giá cao nên quốc gia này đã thoát ra khỏi sự cô lập của cộng đồng thế giới để phát triển kinh tế hầu xây dựng đất nước sau gần 3 thập niên bị chìm đắm trong khổ nhục bởi sự cai trị độc tài của chính quyền quân phiệt. Nhiều quốc gia chủ nợ của Miến Điện như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên hiệp Âu châu đánh giá cao về sự cải cách này nên đã xóa bớt 60% tiền nợ, khuyến khích nhiều ngân hàng cho Miến Điện mượn tiền để trả số nợ còn lại, có thế mới vay được vốn mới hầu phát triển kinh tế. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu đi đầu trong vấn đề này. Các quốc gia còn thúc đẩy tư bản bỏ tiền vào đầu tư ở xứ chùa Vàng này, Có thể nói chính quyền Miến Điện ngày nay đã lột xác gần như toàn diện, duy việc đối thoại với các sắc dân thiểu số là đang còn dậm chân tại chổ. Tuy đã có hiệp đình đình chiến với các sắc dân thiểu số, nhưng giao tranh vẫn đang tiếp diễn, ở mạng Bắc thì việc gặp sự chống cự mãnh liệt của lực lượng vũ trang sắc tộc Kachin. Tại vùng miền tây tỉnh Rakhine việc xung đột giữa tín đồ Hồi giáo và Phật giáo ngày một gay gắt hơn mà chính quyền Miến Điện chưa giải quyết được, nhiều lúc vùng này gần như vô chính phủ. Vùng tây bắc quận Sangaing của dân tộc thiểu số Pyu thường xuyên xảy ra sự xung đột giữa người dân với lực lượng an ninh chính phủ về chuyện khai thác khoán sản.
Ngoài những vấn đề như vừa nói trên thì chính quyền Miến Điện hiện nay được đánh giá cao trong việc cải cách chính trị, sau việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, chính quyền ông Thein Sein còn ban hành các luật công nhận người dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, tụ họp, biểu tình trong ôn hòa. Ngày 24/01/2013 còn tiến thêm một bước nữa là bải bỏ hệ thống kiểm duyệt báo chí và cho phép tư nhân ra nhật báo để loan tải tin tức, bình luận mọi vấn đề chứ không bị giới hạn trong lãnh vực thể thao, văn nghệ, điện ảnh như báo tuần, báo tháng trước đây. Tuy đã được chính quyền trao trả lại các quyền tự do căn bản, nhưng người dân Miến Điện không dừng lại ở đó mà đòi phải phế bỏ toàn bộ các điều khoản mà vào năm 1988 chính quyền quân phiệt trước đây đã đưa vào bộ luật Hình sự để nghiêm cấm người dân hoạt động chính trị, chẳng hạn như cấm không cho tụ họp từ 5 người trở lên nếu không được phép của chính quyền, sẽ phạt tù 20 năm đối với những ai có những phát biểu, hay diễn thuyết gây tổn hại cho nền hòa bình quốc gia và sự ổn định xã hội. Nay ban hành luật cho phép người dân có quyền phát biểu ý kiến, biểu tình trong ôn hòa, tự do lập hội, lập đảng chính trị…mà chưa phế bỏ các điều khoản cấm đoán như vừa nói trên thì một ngày xấu trời nào đó chính quyền có thể viện lý cớ để tướt đoạt lại những gì đã trao trả lại cho người dân. Bộ luật Hình sự của chính quyền quân phiệt Miến Điện ban hành vào năm 1988 được báo chí và người dân Miến Điện gọi thẳng là bộ luật đàn áp.
Vì ước vọng của người dân Miến Điện là như vậy nên vào ngày 28/01/2013 vừa qua, Tổng thống Thein Sein đã chính thức công bố phế bỏ toàn bộ các điều khoản cấm tụ họp từ 5 người trở lên, cấm biểu tình, cấm lập hội, lập đảng chính trị…Hành động này thật sự muốn cải cách theo chiều hướng tốt đẹp của chính quyền ông Thein Sein một lần nữa được người dân Miến Điện lẫn các quốc gia Âu Mỹ đánh giá cao. Khi một Hiến pháp hay một bộ luật nào có những điều khoản lỗi thời thì phải tìm cách tu chính cho hợp với đời sống đương đại. Điều nào, khoản nào xét ra thấy vi phạm trắng trợn vào quyền tự do căn bản của người dân thì chẳng cần tu chính mà phế bỏ luôn, Miến Điện vừa mới làm chuyện đó một cách dễ dàng đã làm cho người dân xứ này vô cùng hớn hở.Thật ra dưới chế độ Cộng sản Việt Nam cũng đã nhiều lần cho tu chính, sửa đổi Hiến pháp, lần nào cũng vậy nhà nước đều kêu gọi người dân góp ý, nhưng kêu gọi cho có vậy thôi để chúng tỏ ta đây có dân chủ, chứ ai mà góp ý trái ngược với những điều do chế độ áp đặt là không được, nhẹ nhất là bị bỏ ngoài tau hay liệng sọt rác, nặng hơn một chút là bị cảnh cáo, bắt bớ tùy theo mức độ nói thẳng, nói thật. Hiện nay nhà nước cũng đang kêu gọi người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đã có một bản dự thảo góp ý chung của nhiều bậc trí thức, học giả, nhưng nhà nước chẳng những không đếm xỉa gì đến bản dự thảo góp ý này mà còn hăm he sẽ trù dập. Cái khác về sự thật tâm hay không của chính quyền trong việc sửa đổi Hiến pháp, luật pháp là ở chổ đó.
Hậu quả của chính sách phát triển công nghiệp bừa bãi tại Hoa Lục
Người dân Hoa lục phải hít thở không khí ô nhiễm là hậu quả của chính sách phát triển công nghiệp bừa bãi ở quốc gia này.
Đầu tháng giêng năm nay, thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác ở Trung quốc một lần nữa lại chìm đắm trong khói mù độc hại, chỉ số ô nhiễm ở vòm trời Trung quốc đã vượt quá mức độ an toàn đến 20 lần. Giữa ban ngày mà trời tối sầm, tại nhiều khu vực, chẳn hạn như thủ đô Bắc Kinh, tầm nhìn bị giới hạn, cách khoảng 100 mét là không nhìn thấy gì cả, tất cả những người đi ngoài đường đều đeo khẩu trang, bức hình lớn ông Mao treo ở quảng trường Thiên An Môn bám nhiều bụi đen mà đường kính các hạt bụi đó có kích thước dưới 2,5 micromet. Danh từ chuyên môn gọi bụi này là bụi PM2,5, giống như khói xe hay khói các nhà máy thải ra, hít thở loại khói này rất dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong cho những người mắc bịnh ung thư phổi hay bệnh tim. Theo tờ tuần san Nam Phương phát hành ở tỉnh Quảng Đông thì mỗi năm khắp cả nước có đến 30 vạn người tử vong về bụi ô nhiễm này, 60 vạn người phải nhập viện vì khó thở, 25 vạn người khác bị viêm nhiễm đường hô hấp. Chính vì lý do đó nên chính quyền các đô thị lớn đã yêu cầu người dân ở trong nhà, chỉ ra đường khi có việc cần. Yêu cầu chỉ để chứng tỏ nhà nước lo sức khoẻ cho người dân chứ không giải quyết được gì cả vì không lý không đi làm, khôngg đi học và nhất là trong thời gian này hàng trăm triệu người bắt đầu di chuyển bằng mọi phương tiện giao thông để về quê ăn Tết.
Cuối tháng 10 năm 2012, tức là chỉ cách đây chưa đầy 4 tháng, bụi PM2,5 đã bao phủ các đô thị lớn ở Trung quốc khiến cho giới chức y tế Trung quốc lẫn tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt vấn đề với chính quyền Trung quốc để yêu cầu phải tìm biện pháp làm sạch bầu không khí ô nhiễm. Vì đây là vấn đề khoa học liên quan đến sức khỏe người dân, hơn nữa có đầy đủ số liệu đo lường đưa ra để dẫn chứng nên chính quyền Bắc Kinh không phản bác được, chỉ hứa sẽ tìm cách giảm mức độ không khí ô nhiễm xuống thấp như hồi Olympic 2008, nghĩa là cũng ở mức độ ô nhiễm gấp 5 lần ngưỡng cửa an toàn. Muốn làm được như thế thì phải cấm tối đa số lượng xe cộ lưu thông, ra lệnh cho các công xưởng nghĩ hoặc giảm giờ làm việc lại như hồi tổ chức Olympic, những điều này chắc chắn sẽ giảm tốc độ sản xuất mà chủ trương chính của Trung quốc là phải phát triển kinh tế bằng mọi giá, bởi vậy không ai tin Bắc Kinh sẽ giữ lời hứa, nhưng vẫn hy vọng rằng vì sinh mạng và sức khỏe của người dân cần phải quyết tâm, mà đã quyết tâm thì sẽ thực hiện được. Từ khi hứa đến nay chẳng thấy chính quyền Trung quốc ra lịnh cấm gì cả, chỉ có kêu gọi khơi khơi trên báo đài yêu cầu mọi người nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giới hạn sử dụng xe cộ. Vì làm cho có lệ nên không thể nào làm sạch được bầu trời, bởi vậy tình trạng không khí ô nhiễm ngày càng tăng chứ đâu giảm được. Ngay đến Trung tâm khí tượng Quốc gia Trung quốc cũng dự báo là trong những tuần tới mức độ ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố lớn sẽ tăng, trong khi tầm nhìn tiếp tục giảm vì không có gió thổi đi. Nếu là gió nam đi thì bụi độc PM2,5 này sẽ bay sang bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, còn gió bắc thì bay xuống các quốc gia Đông Nam Á.
Nhật Bản và Hàn quốc một mặt báo động cho người dân của họ biết để đề phòng, một mặt lên tiếng yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới, các cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc tế phải áp lực mạnh hơn nữa buộc Trung quốc phải tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quy định về việc thải khí của xe cộ và các công xưởng. Đáng lý ra Hà Nội phải lên tiếng như Seoul hay Tokyo, nhưng vẫn im re, không thấy gì cả, ngoại trừ một vài tin tức về không khí ô nhiễm ở Trung quốc. Sợ Bắc Kinh chi mà quá độ như vậy, không biết nữa, thưa có đúng không quý thính giả.
Đến đây đã chấm dứt tiết mục Từ Á Sang Âu, Kiều Khanh và Linh Việt và xin kính chào tạm biệt và kính mời quý thính giả nhớ đón nghe chương trình này vào tuần sau cũng vào giờ này trên làn sóng trung bình 1503 ki lô chu kỳ của đài Chân Trời Mới.