Cứ đến hẹn lại lên, mùa mưa lũ năm nào cũng càn quét qua dải đất miền Trung, cướp đi sinh mạng của hàng trăm dân thường, cuốn đi gia tài của hàng vạn gia đình vốn đã cả năm khốn khó. Năm nay, lũ lụt có vẻ tàn khốc hơn, ảnh hưởng nặng nề hơn và tai họa giáng xuống có vẻ trực diện hơn.
Cứ đến hẹn lại lên, người ta lại hô hào quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Nhưng kêu gọi đến bao giờ?
Kêu gọi đến bao giờ khi hàng ngàn hec ta rừng cứ mất dần, mất mòn theo cả cách hợp pháp và bất hợp pháp. Kêu gọi đến bao giờ khi những nhà máy thủy điện nhỏ và siêu nhỏ cứ âm thầm gây họa. Kêu gọi đến bao giờ khi hàng ngàn tỷ đồng ngân sách quốc gia cứ chi vô tội vạ vào những công trình mang tính biểu tượng như dựng tượng đài, xây cổng chào, làm khẩu hiệu… Kêu gọi đến bao giờ nếu không bảo tồn và phục hồi rừng phòng hộ. Kêu gọi đến bao giờ nếu không đầu tư phát triển hạ tầng kiên cố. Kêu gọi đến bao giờ nếu không tạo kế sinh nhai, tạo thu nhập cho những người sống bằng nghề khai thác rừng. Kêu gọi đến bao giờ nếu không phát triển kinh tế, gia cố sức chống chịu với thiên tai cho những đồng bào vùng rốn lũ. Kêu gọi đến bao giờ nếu không trừng phạt hành vi dựng nhà gỗ, sưu tầm nội thất quý của đám quan chức trọc phú, muốn thể hiện đẳng cấp với đời.
Một trưởng chi cục bảo vệ rừng dựng nhà bằng hàng chục m3 gỗ quý. Một tỉnh nghèo thiếu tiền để chống sạt lở cho một quả đồi nhưng sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để dựng khẩu hiệu “đời đời nhớ ơn” trên chính quả đồi đó… Tôi tự hỏi mình người ta có thật sự muốn phòng chống thiên tai hay người ta vẫn tiếp tay để tàn phá thiên nhiên. Tôi tự hỏi mình người ta muốn giải quyết cốt lõi vấn đề hay người ta chỉ thích kêu gọi như những câu khẩu hiệu sáo rỗng cứ hàng năm lặp lại. Để rồi tiền bạc của cộng đồng lại bị lũ cuốn đi hàng năm./.
#lũlụtmiềntrung #quanchứcchếđộcsvn