Ngày mồng một Tết Mậu Thân năm 1968, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp- một đại úy đặc công Cộng Sản đã dẫn một mũi tấn công vào trại Phù Ðổng của binh chủng Thiết Giáp do Trung tá Nguyễn Tuấn chỉ huy. Sau khi chiếm được số xe tăng của trại nhưng quân CS không biết sử dụng nên Bảy Lốp đã cho tấn công vào gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn và bắt giữ toàn bộ người thân của vị trung tá này. Tất cả 8 người, trong đó có vợ, con và mẹ già của Trung Tá Tuấn, bà cụ đã 80 tuổi. Mục đích của Bảy Lốp là muốn dùng tính mạng cả gia đình Trung tá Tuấn để buộc ông phải chỉ dẫn cách sử dụng số xe tăng trong trại cho quân Việt Cộng.
Để ngăn chặn sự tấn công của Việt Cộng, Trung Tá Nguyễn Tuấn từ chối hướng dẫn. Thế là ngay lập tức, Bảy Lốp cho xả súng giết sạch tất cả người thân của Trung Tá Tuấn, trong đó có cụ già 80 tuổi hắn cũng không tha. Kết quả, cả nhà có 7 người vô tội đều bị giết chết. Rất may, cậu bé 9 tuổi tên là Nguyễn Từ Huấn – con trai của Trung Tá Tuấn sau đó được cứu sống dù cậu trúng đạn rất nặng.
Ngày mồng một tết mậu thân, sau khi bị quân lực VNCH phản công, Bảy Lốp đã bị bắt. Với tội ác man rợ như vậy nên tướng Nguyễn Hữu Loan đã xử bắn tên này ngay tại đường phố Sài Gòn. Chẳng may, hình ảnh này được Eddie Adams một phóng viên ảnh chộp được và ngay lập tức bức ảnh ấy xuất trên trang nhất báo chí quốc tế. Bức ảnh được đặt tên là “Saigon Execution” (tức Hành quyết giữa Sài Gòn). Sau khi bức ảnh được đăng rộng rãi, ngay lập tức nó tạo ra một làn sóng phẫn nộ khắp thế giới, vượt xa sự tưởng tượng của chủ nhân bức ảnh. Lúc đó dư luận xôn xao và nhiều người đã bị sốc khi nhìn vào bức ảnh, họ đã xỉ vả, tố cáo tướng Nguyễn Ngọc Loan như là một tên sát nhân, còn Bảy Lốp được xem là nạn nhân. Và 1 năm sau, bức ảnh ấy đã giúp Eddie Adams giành được giải thưởng World Press Photo of the Year và giải báo chí Pulitzer về thể loại hình ảnh.
Tuy nhiên, một nửa sự thật không phải là sự thật. Ngày đó, sự tàn ác của Bảy Lốp đã được che khuất, và tướng Nguyễn Ngọc Loan cũng không có cơ hội thanh minh. Vì sao? Vì ngoài tấm ảnh đó, thì tướng Nguyễn Ngọc Loan còn bị Neil Davis – một phóng viên đài ABC của Úc ghi lại bằng camera nữa. Mà theo suy nghĩ của tất cả mọi người là “bức ảnh không biết nói dối”. Thế nhưng về sau, mọi sự đã được sáng tỏ khi mà chính đứa trẻ sống sót ngày ấy giờ đã trở thành một vị tướng phó đề đốc Hải Quân Hoa. Chính ông là một nhân chứng sống giúp cho mọi người biết rõ hơn về sự thật.
Về sau, vào năm 1998 chính Eddie Adams đã có một bài viết trên tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh Saigon Execution với nội dung như sau: “Tôi đã giành được một giải Pulitzer năm 1969 cho bức ảnh một người đàn ông đang bắn một người khác. Hai người chết trong bức ảnh đó: một người nhận viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Viên tướng giết một Việt Cộng; còn tôi giết viên tướng bằng máy ảnh của mình. Hình ảnh vẫn là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý ngụy tạo. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật… Điều mà bức ảnh đã không nói lên là ‘Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người? Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?”
Vâng! Đó là những gì mà chính tác giả của bức ảnh đó đã nhìn nhận lại toàn bộ sự thật. Toàn bộ sự thật ấy là hình ảnh một người đã đưa tay lên xử tử một kẻ giết người hàng loạt. Và đến hôm nay, ngay trong ngày đầu tháng 2 năm 2020 này chúng ta lại bắt gặp một tranh biếm họa dựa vào bức ảnh “Saigon Execution” nổi tiếng từ 52 năm trước. Bức ảnh ấy đã cho biết rằng ai mới là kẻ giết người hàng loạt?! Trong tranh biếm họa ấy, tác giả đã lồng hình ảnh Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO trong vai tướng Nguyễn Ngọc Loan, người mà đã ra xử tử kẻ giết người hàng loạt năm xưa. Còn kẻ giết người hàng loạt virus corona được tác giả ví von như tên Việt Cộng tàn ác – Bảy Lốp. Đây là một minh chứng về những gì là sự thật được trả lại đúng vị trí của nó. Cảm ơn tác giả bức tranh biếm họa! Một cái nhìn chuẩn xác, và qua đó, gián tiếp ông đã trả lại sự thật cho bức ảnh khi xưa./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://www.voatiengviet.com/a/pho-de-doc-nguy…/5119101.html
http://content.time.com/…/mag…/article/0,9171,988783,00.html
https://www.cartoonmovement.com/cartoon/63634