Nơi nào bộ máy chính quyền vận hành theo đúng quy định của pháp luật thì người ta nói nơi đó có luật pháp nghiêm minh. Mà để có sự nghiêm minh của pháp luật thì phải bị chế tài nếu những con người thực thi pháp luật ấy làm sai. Nói tóm lại muốn luật pháp nhiêm minh thì mọi cá nhân trong bộ máy nhà nước đều chịu sự chế tài bởi luật pháp, không có một thứ quyền lực nào có thể vô hiệu hóa luật pháp.
Các nước CS với các nước tự do ở chỗ khác nhau trật tự giữa quyền lực và luật pháp. Ở xứ tự do thì luật pháp kiểm soát quyền lực, còn xứ CS thì ngược lại, quyền lực kiểm soát luật pháp. Thói quen khi phạm pháp dù vô tình hay cố ý thì người ta hay móc điện thoại gọi người quen có quyền to chức lớn giúp đỡ, thì nói cho cùng, đó là một thói quen được sinh ra một cách tự nhiên trong một xã hội mà quyền lực hoàn toàn có thể hóa giải được luật pháp như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc.
Nhìn vào cấu tạo của bộ máy nhà nước phong kiến và nhà nước CS thì ta thấy nó giông hệt nhau về trật tự của luật pháp và quyền lực, chúng đều là quyền lực kiểm soát pháp luật. Ở nhà nước phong kiến vua trên luật, còn trong nhà nước CS Bộ chính Trị trên luật. Như vậy qua đây chúng ta thấy, muốn triệt tiêu thói cậy chức cậy quyền chà đạp lên luật pháp ức hiếp dân lành đang phổ biến xã hội Việt Nam hiện nay, thì không có cách nào khác là thay thể chế chính trị.
Nơi nào pháp luật không nghiêm thì nơi đó là thiên đường của tội phạm, đó là điều chắc chắn. Ở nơi mà quyền lực kiểm soát luật pháp, và tiền bạc kiểm soát quyền lực như Việt Nam hiện nay, thì phải nói, tội phạm hoành hành khủng khiếp chứ không thể là bình yên. Bình yên chỉ là ảo giác được tạo ra bởi nhà cầm quyền. Ở tại Việt Nam, báo chí là công cụ của đảng nên tình trạng tội phạm trong xã hội này được đảng chỉ đạo hạn chế đưa lên mặt báo rất nhiều nhằm tạo cảm giác bình yên cho dân. Xin trích một vài ví dụ để phân tích.
Ví dụ thứ nhất, ngày 19/03/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thống kê trong 3 năm, từ năm 2012 -2014 cả nước có tổng cộng 226 người bị công an giết chết khi tạm giam, tính ra cứ 5 ngày thì công an giết chết một người trong lúc tạm giam. Một tỷ lệ cực cao, thế nhưng trên báo chí thì chúng ta thấy mỗi năm chỉ có chừng vài trường hợp như vậy được đưa lên thôi, mục đích là tạo cho người dân Việt Nam cảm giác rằng, họ đang sống trong một xã hội bình yên. Đó là một trong những nguyên nhân vì sao nhà nước CSVN quyết kiểm soát chặt chẽ báo chí và xem mạng xã hội là kẻ thù.
Ví dụ thứ nhì, ngày 06/08/2018 trên báo Tài Chính có bài “Hơn 2.000 trẻ em bị xâm hại mỗi năm chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” đã nói lên ngần ấy trẻ em bị xâm hại tình dục mỗi năm. Nhưng trên báo chí thì chúng ta thấy mỗi năm cũng chỉ vài vụ điển hình như vụ Nguyễn Khắc Thủy ở Vũng Tàu và Nguyễn Hữu Linh ở Sài Gòn mới đây mà thôi. Thực chất nếu để báo chí tự do, có lẽ người Việt Nam phải phát hoảng vì một xã hội thật của nó được phơi bày. Xã hội Việt Nam dưới thời cai trị của CS đáng sợ hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Hôm nay ngày 17/09/2019 trên báo Vneconomy có đăng bài “Ma tuý vào Việt Nam hàng chục tấn, do thủ tục hải quan dễ dãi?”, trong bài này các quan chức CS đang cãi nhau về nguyên nhân hàng tấn ma túy vào Việt Nam. Kẻ thì cho nguyên nhân đó là do thủ tục hải quan không chặt chẽ, và có kẻ thì bảo không. Rồi họ ngồi lại sửa luật sửa văn bản luật phải quy định thế này, phải quy định thế kia, nhưng tuyệt nhiên không ai trọng họ nói đến con người làm nhiệm vụ chấp pháp cả. Sửa văn bản mà nhân viên hải quan vẫn cứ làm sai luật cho ma túy vào thì sao? Truy tố hả? Ừ cứ cho là căn cứ vào văn bản luật đã sửa đổi bổ sung thật chặt chẽ kia, nhưng nếu kẻ phạm tội kia cầu cứu ông chú ông bác quyền to chức lớn hóa giải bàn tay luật pháp thì sao? Vậy thì ai có thể cản được hiện tượng ma túy hàng tấn tràn vào Việt Nam được đây? Vô phương thôi.
Thêm một ví dụ nữa là, ngày 10/09/2019, công an CS phát hiện ra cơ sở sản xuất ma túy của người Trung Quốc với quy mô cực lớn có cơ sở ở Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận, Sài Gòn. Trong vụ án này, cơ quan chức năng còn thu giữ 13 tấn ma túy và 20 tấn thiết bị. Ấy vậy mà, chính quyền CS Việt Nam chỉ phạt hành chính bọn tội phạm này. Đây là ví dụ điển hình của một kiểu quyền lực chế tài luật pháp, mà quyền lực ở đây không phải quyền lực của Bộ Chính Trị CSVN mà là quyền lực của thiên triều. Chỉ cần nghe đên cái từ “Trung quốc” thì bất kể đó được gắn lên người một thường dân hay trên tội phạm, nó đều là một thứ quyền lực vượt lên mọi quyền lực. Và tất nhiên nó dễ dàng hóa giải được luật pháp Việt Nam.
Ở Việt Nam, với mô hình quyền lực đứng trên luật pháp và thêm vào đó là ĐCSVN luôn dành cho những gì gắn với từ Trung Quốc luôn có một thứ quyền lực bất khả xâm phạm, thì xem như luật pháp Việt Nam đã bị 2 tầng quyền lực đè bẹp. Và khi luật pháp bị đè nát thì tội phạm sẽ sinh sôi nảy nở rất mạnh. Sự “bình yên” mà mọi người thấy, đó chỉ là ảo giác đã được tạo ra bởi báo chí tuyên truyền mà thôi. Sau bức tường báo chí tuyên truyền, đấy là một xã hội Việt Nam vô pháp đầy rẫy tội phạm./.