Tác giả: Lê Hồng Hiệp – Nghiên Cứu Quốc Tế
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12 dự kiến sẽ được triệu tập vào tháng 5 năm 2018. Hội nghị được cho là sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam, đặc biệt là Đại hội lần thứ 13 của Đảng được tổ chức vào năm 2021.
Một trong số các vấn đề nhân sự quan trọng nhất được quyết định tại Hội nghị TW 7 sẽ là sự thay đổi thành phần của Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng. Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã bầu ra một Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên, nhưng kể từ đó 3 ủy viên đã phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe hoặc pháp lý khiến họ không thể hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ 5 năm của mình.
Vào tháng 5 năm 2017, ông Đinh La Thăng, lúc đó là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, đã bị loại khỏi Bộ Chính trị do các cáo buộc về tham nhũng và sai phạm trong quản lý kinh tế. Ông Thăng sau đó đã bị truy tố và xét xử. Vào tháng 8 năm 2017, Đảng cũng thông báo rằng một ủy viên cao cấp khác của Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư, đã phải ngừng đảm nhiệm vị trí do sức khỏe kém.
Cùng thời điểm đó, các báo cáo về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nổi lên. Ông Quang đã biến mất khỏi chính trường trong một thời gian kéo dài, được cho là để đi điều trị y tế tại Nhật Bản, trước khi xuất hiện trở lại trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11 năm 2017. Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới.
Như vậy, ít nhất ba thành viên mới có thể được bổ sung vào Bộ Chính trị vào tháng tới. Hiện tại, các ứng viên nổi bật nhất là năm thành viên Ban Bí thư mà chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị. Những người này bao gồm Trung tướng Lương Cường (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), ông Nguyễn Văn Nên (Chánh Văn phòng Trung ương Đảng), ông Nguyễn Hòa Bình (Chánh án Tòa án Tối cao), Ông Phan Đình Trạc (Trưởng Ban Nội chính) và ông Nguyễn Xuân Thắng (Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Trong số năm người này, ông Nguyễn Văn Nên và ông Phan Đình Trạc, với tư cách là chánh văn phòng trung ương hoặc trưởng ban trung ương đảng, có thể có nhiều cơ hội được bầu vào Bộ Chính trị nhất.
Một vấn đề quan trọng khác sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, từng là Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, có thể rời vị trí Trưởng Ban Tuyên Giáo hiện tại của mình để thay ông Nhân làm Bí thư TP Hồ Chí Minh. Nếu vậy, điều này sẽ mở ra cơ hội cho ông Nguyễn Xuân Thắng được bầu vào Bộ Chính trị và tiếp quản vị trí Trưởng ban Tuyên giáo mà ông Thưởng để lại.
Việc ông Nhân được thăng chức lên vị trí Chủ tịch nước nếu diễn ra cũng có thể có những tác động tới triển vọng chính trị của ĐCSVN. Hiện nay, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư và là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, đang được xem là ứng cử viên nặng ký nhất thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư vào năm 2021. Tuy nhiên, việc ông Nhân thăng chức Chủ tịch nước đồng nghĩa với việc ông Nhân có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của ông Vượng, đặc biệt nếu xét đến truyền thống của Đảng trong việc bầu một người trong “Tứ trụ” của nhiệm kỳ trước vào vị trí Tổng bí thư của nhiệm kỳ sau.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ các tác động của những thay đổi nhân sự cấp cao có thể diễn ra tại Hội nghị Trung ương 7 tới triển vọng chính trị Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn, đó là Hội nghị Trung ương 7 lần này sẽ là một sự kiện quan trọng và thú vị đáng được giới phân tích và bình luận về Việt Nam theo dõi sát sao.
***
Lê Hồng Hiệp là Nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên ISEAS Commentaries.
Những nhân vật sáng giá hay
sáng vá . Mấy chục năm rồi
toàn do dảng chọn nhân tài
rồi hết nhiệm kỳ thành nhân tai cũa nd .
Chỉ thay đổi đc khi csvn phải tự chuyển hóa
Chuyển hóa lâu rồi từ thằng trộm
dêm thành thằng cướp ngày .
Thang deo nao cua lu dang di Len cung y nhu cu thoi chu co gi dau ma phai quan tam ! Chi loai bo lu cho dcsvn ra Khoi dat nuoc vn thi moi thay tuoi sang the thoi !
Tưởng gì gì có thể diễn ra sự thay đổi về chất, nhất là có lợi tối đa cho quốc kế dân sịnh. Chứ mà vẫn còn ” bình “, còn ” chuột ” khi lấp ló, lúc tung tăng, lúc phởn kêu vang ” chít chít … ” thì buồn ngáp lắm!
THAY DOI cung nhu con so #0. Nhung nguoi khong TAI khong DUC khong HOC THUC. Xin loi ! Cho den khi nao Dan Giau Nuoc Manh.
Mặt nào cũng quỷ…quỷ này thay quỷ nọ…..thế thôi
Những khuôn mặt lòng dạ thú đội lót ngừơi
Thằng này ăn no thay thằng khác ăn nhiều hơn
Thay doi noi bo cung la lu cong san ban nuoc va lam gia no cho bon tau cong.
Lu suc vat vc.
Bí thư kiêm chủ tịch kiêm chủ tịch ủy ban quốc phòng ! Hết.
Bai viet nay cung giong nhu nhung bai viet khac truoc khi ra mat hoi nghi hay dai hoi Dang… Bai viet khong co gi thay doi!
Thằng nào cũng là vịt cộng ác ôn tham tàn cả! Vũ như cẩn yêm tâm!
Nhìn cái mặt là biết rồi sấu trai .sấu gái bất tài
1 thể chế chính trị rườm rà , không do dân bầu ra , chúng nó tự bầu và đưa lên , thằng nào , con nào phục tùng thằng tầu khựa sẽ được đắc cử , như vậy còn gì dân tộc ? Còn gì đất nước ? thằng nào lên cũng tham nhũng , tàn hại đất nước và bán nước , vì đâu có đảng đối lập để kiểm soát chúng nó !