“Choáng” với sự dối trá trơ trẽn của đại gia sân golf Tân Sơn Nhất

Ông Trần Văn Tĩnh. Ảnh: Tuổi Trẻ
- Quảng Cáo -

Nguyễn Đình Ấm (VNTB)

Vừa rồi đọc bài “Cựu bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà liên quan dự án sân golf TSN “ trên VNTB thấy ông Trần Văn Tĩnh một trong các đại gia sân golf TSN phát biểu với báo Tuổi Trẻ, khi bị hỏi: “Dư luận nghi ngờ có lợi ích nhóm trong việc đầu tư dự án golf TSN, ông Tĩnh trả lời: “Chắc chắn là không có lợi ích nhóm.Chúng tôi không xin xỏ đút lót gì cả.Vào ngăm 2005 lãnh đạo bộ quốc phòng đi công tác ngước ngoài thấy bên cạnh các sân bay tại Singapore,Thái Lan,Ấn Độ… đều có sân golf thu hút rất nhiều khách du lịch, trong khi đó đất dự trữ quốc phòng cạnh sân bay TSN bị bỏ hoang nên lãnh đạo bộ quốc phòng có chủ trương tận dụng để làm sân golf vừa giữ đất vừa có thêm kinh phí và thu hút khách du lịch nước ngoài…..” mà giật mình, bởi chứng tỏ các ông coi dân không biết gì?

*

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm bên cạnh sân bay đang quá tải. Nguồn Internet
Thứ nhất: việc ông khẳng định “không có lợi ích nhóm, không xin xỏ đút lót…” là không lạ gì. Chẳng ai lại tự nhận mình làm những việc vi phạm pháp luật cả. Câu khẳng định của ông chẳng có giá trị gì mà người hỏi chính là thông báo cho ông biết dù ông nói thế nào thì dư luận cũng đã hiểu bản chất của việc các ông “vô tình” có 157,6 ha đất vàng nơi mà chỉ cần 10m2 không đầu tư gì cả cho thuê đỗ ô tô hàng tháng cũng đút túi hàng triệu đồng/chiếc/tháng (ôtô con) thu 157tỷ 600 triệu đồng/tháng, nếu bán với giá thị trường bèo nhất 50 triệu đ/m2 cũng có 78.800 tỷ đồng.
Thứ hai: “Đi quốc tế thấy Singapore, Ấn Độ, Thái Lan có sân golf…”. Bài báo trên VNTB đã bác bỏ không có chuyện người ta làm sân golf trong sân bay. Bên cạnh các cảng HK Donmuang, Suvanbhumi, Changi,… người ta có làm những sân golf nhỏ chủ yếu để phục vụ quan chức, nhân viên ngành hàng không sở tại sau những buổi làm việc căng thẳng (nhất là nhân viên không lưu), những hành khách VIP, thương gia,… đi máy bay chờ transit nối chuyến hoặc lỡ chuyến do hãng hàng không trả tiền chi phí.
Thứ ba: “Đất dự trữ quốc phòng cạnh sân bay bỏ hoang…”. Không có đất nào bỏ hoang ở đây cả. Một sân bay muốn hoạt động an toàn ngoài các trang thiết bị chuyên dùng, khu máy bay hạ, cất cánh, ra, vào sân đỗ, nhà ga… (khu bay) phải có đường băng, đường lăn, sân đậu, đặc biệt phải có một vùng đất, không gian nhất định không có chướng ngại để bảo đảm an toàn bay. Khu đất xung quanh khu bay phải có diện tích đủ lớn, bằng phẳng,chịu độ nén theo tiêu chuẩn để thông thoáng tầm nhìn của phi công, không lưu, chỉ huy mặt đất, đặc biệt khi máy bay gặp sự cố hạ cánh chệch đường băng lao ra bên ngoài không có chướng ngại sẽ bớt thiệt hại,… Ngoài những khu đất trống, ở trên không cũng phải thông thoáng (tĩnh không) để máy bay không va quệt vào chướng ngại khi hạ, cất cánh nhất là hai đầu đường băng (phễu hạ, cất cánh) có tiêu chuẩn nghiêm ngặt…

Bên cạnh đó, các sân bay phải có diện tích đất lớn ngoài bảo đảm bảo an toàn cũng là sẵn sàng đáp ứng sự phát triển của sân bay theo từng giai đoạn. Trước năm 1975 sân bay TSN có tổng diện tích hơn 3.000 ha đủ cho một sân bay quốc tế phát triển đến vô hạn nhưng sau năm 1975 dân và quân đội lấn chiếm nay chỉ còn 1.150 ha. Đến nay các đại gia quân đội lấn tiếp 157,6 ha làm sân golf, nhà hàng, khách sạn làm cho TSN chỉ còn 924 ha méo mó… 157,6 ha kia các ông đào ao, đắp đồi tạo cảnh quan, chèn, lấp hệ thống thoát nước của sân bay, xây nhà cao tầng. Những điều này không chỉ hạn chế hoạt động hàng không mà còn gây ngập lụt mỗi khi mưa to và rất nguy hiểm nếu máy bay gặp sự cố. Ở TSN có trang thiết bị đầy đủ hiện đại ngang sân bay Nội Bài nhưng tiêu chuẩn hoạt động thấp hơn Nội Bài do tĩnh không sân bay TSN thu hẹp vì xây các công trình cao tầng gần sân bay. Việc từ năm 2007 sân bay TSN bị thiếu sân đỗ máy bay nhưng không được phát triển sang khu đất dự trữ bên quân sự rồi để làm sân golf là một hành động vô cảm cản trở sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam.

Tân Sơn Nhất ngập nước.
Thứ tư: Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến cản trở sự phát triển của sân bay TSN là rất rõ. Bởi từ 2005-2006 hai ông này giữ cương vị bộ trưởng quốc phòng và thủ tướng. Không có những ông lớn “chống lưng” thì làm sao đám đại gia kia được vào trong sân bay để làm các công trình thương mại trên những 157,6 ha đất vàng trong khi thường dân sửa cái cổng trong nhà mình cũng phải xin phép, cầu cạnh… Theo dư luận trong quân đội nguyên trướng Phạm Văn Trà có nhiều nhà ở nhiều nơi, quân khu, còn ông Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh,… thì sao?
Thứ năm: Ông Tĩnh nói: “chúng tôi đầu tư đúng luật” là luật nào? Không có luật nào cho phép các ông xây công trình thương mại trong sân bay đất quốc phòng cả. Điều 20 – Nghị định 09 năm 1996 về quản lý, sử dụng đất quốc phòng ghi rõ: “Đơn vị vũ trang nhân dân được giao đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh sau rà soát quy hoạch nếu thừa đất thì phải báo cáo bộ quốc phòng, bộ nội vụ để trả lại nhà nước…”. Rõ ràng 157,6 ha đất trong sân bay TSN không phải đất thừa, đất hoang mà nếu thừa thì bộ QP phải trả lại nhà nước để sử dụng theo luật đất đai chứ không thể cho một nhóm người sử dụng sai mục đích, cản trở sự phát triển vận tải hàng không như vậy.
- Quảng Cáo -

15 CÁC GÓP Ý

  1. thằng nầy môi mỏng quá .
    nói láo chuyên nghiệp. Xem
    nd như con ngáo ộp ngồi dáy
    giếng.Phóng viên mà hỏi tới
    nữa nó dám bảo : trước khi
    chết HCM có dể di chúc cho
    ba nó làm sân golf TSN nên
    ld Vn chỉ thực hiện theo di
    chúc quyền thụ hưởng . kkk

  2. Rốt ràng đất Sân golf thuộc sân bay Phi Trường Tân Sơn Nhất toàn dân Miền Nam ai cũng biết . Bây giờ người dân rất cần nhu cầu mở rộng Phi Trường như thế nào các ông cũng biết rõ

  3. Lỗi này là của lãnh đạo BQP, vì BQP cho thì chúng mới vào xây dựng đủ thứ. ..Không nên tranh cải với họ , nên hỏi người có trách nhiệm quản lý khu vực này và ai duyệt cho chúng vào ?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here