Sự vô dụng của Quốc Hội: đừng mong những gì không có

Một phiên họp của quốc hội.
Một phiên họp của quốc hội.
- Quảng Cáo -

Kỳ LâmViệt Nam Thời Báo |

Ba câu chuyện tưởng chừng khác nhau, nhưng lại lột tả đầy đủ tính vô dụng của Quốc Hội Việt Nam về mặt thực quyền.

Đầu tiên, trong một bài viết của tác giả Thiền Lâm với tựa đề “Ông Trương Quang Nghĩa đi đâu, AIIB Trung Quốc theo đó?” đã đặt ra hàng loạt nghi vấn khác nhau về việc có hay không sự lobby ở đây. Giả định rằng, lobby là có đi, thì vai trò và trách nhiệm trong thực thi, giám sát quyền lực nhà nước của Quốc Hội sẽ thế nào? Và liệu là một ĐBQH, là một Bộ trưởng, ông Trương Quang Nghĩa sẽ bị Quốc Hội xử lý như thế nào?

Câu trả lời là: khó.

- Quảng Cáo -

Quốc Hội vẫn là thứ quyền lực mang tính biểu trưng, thiêng liêng về pháp lý hơn là thực tế kiểu đời thường. Cũng giống như nhiều nước Quân chủ lập Hiến, Quốc Hội Việt Nam giống như một ông Vua danh nghĩa.

Về danh nghĩa được ghi nhận trong Hiến Pháp, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Báo Điện tử Đại Biểu Nhân Dân còn dành ra hẳn một chuyên đề để giải đáp liên quan đến vấn đề này, trong đó khẳng định: Hiến pháp giao cho Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhưng giả sử, một ông Bộ trưởng (thậm chí là một Phó Thủ tướng), cũng đồng thời là một ĐBQH vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, thì ngay cả cái quyền truất phế vị “dân cử” này Quốc Hội cũng hoàn toàn không có quyền. Hay nói cách khác, Quốc Hội sẽ không thể hiện được tính quyền lực nhất nước, hay thậm chí tính giám sát tối cao khi mà bản thân quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức đối với một Bộ trưởng bất kỳ lại “không đủ thẩm quyền”.

Lý do đơn giản, các ông Bộ trưởng dù là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách trong phạm vi cả nước. Tức là hiện thực hóa “quyền lập hiến, lập pháp” vào thực tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng là một thành viên Chính Phủ, do Chính phủ chọn (đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo Điều 98). Trong khi đó, Quốc Hội chỉ có quyền “phê chuẩn hoặc không phê chuẩn” đối với chức vụ Bộ trưởng khi và chỉ khi có đề nghị từ phía Thủ tướng Chính phủ.

Nếu Chính phủ không lên tiếng về một thành viên Chính phủ (từ Bộ trưởng đến Phó Thủ tướng), thì Quốc Hội sẽ hoàn toàn bất lực (Khoản 7, Điều 70 Hiến pháp 2013).

Thứ hai, sân bay Long Thành đang làm nóng nghị trường Quốc Hội, nhiều ĐBQH bày tỏ sự lo lắng trước vấn đề giám sát trong quá trình thực thi dự án thu hồi đối, bồi thường, hỗ trợ tái định cư – bởi trước đó đã xảy ra quá nhiều dự án “đầu voi đuôi chuột”.

Một số ĐBQH lo ngại về tham nhũng, lợi ích nhóm tại sân bay Long Thành, nhưng biện pháp đưa ra ngăn chặn là có cũng như không.
Một số ĐBQH lo ngại về tham nhũng, lợi ích nhóm tại sân bay Long Thành, nhưng biện pháp đưa ra ngăn chặn là có cũng như không.

Nhưng làm sao để giám sát chặt chẽ, chủ thể nào sẽ giám sát? Nếu Quốc Hội là chủ thể giám sát và thực hành tốt việc giám sát thì đã không xảy ra hàng loạt vấn đề liên quan đến sử dụng sai vốn ODA, về sai phạm trong đặt dự án BOT, về hoạt động thua lỗ của các ngân hàng thương mại. Bởi năm nào, thì ông Tổng Thư ký Quốc Hội cũng có tờ trình liên quan đến chương trình hoạt động Giám sát Quốc Hội liên quan đến giám sát thực hiện Chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn Chính phủ, vốn vay nước ngoài, nhưng kết quả trả lại là dường như vô hiệu.

Đó là chưa kể, Việt Nam có hẳn Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND (gọi là giám sát tối cao), tuy nhiên Luật này dường như không có một vị trí nào trong hệ thống điều chỉnh, giám sát các hoạt động chính trị, kinh tế cả. Thậm chí, không có mấy người nhận biết được, trong hệ thống Luật Việt Nam lại có một Luật mang tên đề cập đến chức năng – vai trò “giám sát” như vậy. Bởi nó có được thực tế hóa đâu?

Trước đó, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên là Phó Chủ tịch Quốc Hội, người có đề tài cấp Bộ liên quan đến “Vai trò của Quốc Hội trong việc giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước”, được nghiệm thu – đánh giá từ 2011. Và 6 năm sau, vẫn có hẳn 40 đại dự án kinh tế thuộc cả nguồn vốn ngân sách lẫn vay vốn nước ngoài thua lỗ, thúc đẩy nợ công tăng từng ngày, làm nền kinh tế và động lực kinh tế rơi vào kiệt quệ.

Do đó, câu chuyện sân bay Long Thành cũng chẳng thể khá hơn, bởi không thể kỳ vọng vào sự giám sát của cơ quan quyền lực lớn nhất nước khi bản thân nó không có điều đó.

Thứ ba, câu chuyện cuối cùng liên quan đến Ngân sách và chỉ tiêu tăng trưởng. Vào sáng 10/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018 với đa số phiếu tán thành. Theo đó, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2018 được Quốc hội quyết định là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% – 6,7%.

Con số 6,5% – 6,7% vẫn là con số mang tính biểu thị cơ sở để lấy đó mà phấn đấu, chứ bản thân nó không hề mang tính ràng buộc hay có một căn cứ khoa học nào trong đó. Sự đồng thuận và ra Nghị quyết cũng chỉ thể hiện tính “quyết cho vui”, được thì tốt, không được thì thôi.

Thế nên, vào tháng 7/2016 mới có chuyện, một Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội đã lên tiếng đề xuất về giảm mục tiêu tăng trưởng GDP 2016 (6,7%) do Quốc Hội đề ra trước đó (gắn với Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ) vì lý do sự biến động. Đến giữa năm 2017, một số ĐBQH lại boăn khoăn về con số đặt ra về tăng trưởng GDP trước đó của chính Quốc Hội, bởi họ lo ngại rằng, con số tăng trưởng là quá cao, khó thực tế,… Vậy mà con số đó đã được các vị ĐBQH tán thành và thông qua, còn ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì đe dọa: “GDP không đạt thì phải kỷ luật”.

Quốc Hội Việt Nam vừa thiếu thực quyền, lại vừa thiếu tính thực tế trong vấn đề quyết sách. Vậy đôi khi chúng ta không thể trách các vị ĐBQH Việt Nam là Nghị gật được, bởi chính bản thân họ có được cho đầy đủ chức năng, quyền lực đại biểu của một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước đâu? Ngược lại, chúng ta cũng không mong đợi gì ở những phát biểu nóng của các vị nghị sĩ? – vốn làm nên tính hư danh đó của Quốc Hội?

- Quảng Cáo -

12 CÁC GÓP Ý

  1. địt mẹ thằng ad với lũ phản động lũ dốt nát ngồi một xó đi bôi xấu nhà nước nhân dân lũ óc chó chúng mày có giỏi bằng 4 triệu đảng viên có trình độ ko mà ngồi ẳng ghê thế

  2. Bởi vậy mới có chuyện mua bán chức danh đại biểu quốc hội. Mọi chuyện đã có đảng lo thì quốc hội dù có hay không cũng không quan trọng. Hơn 90% đại biểu quốc hội là đảng viên, dưới sự lãnh đạo của đảng. Nhìn vào dự thảo luật biểu tình và luật lập hội thôi thì sẽ rõ vai trò của quốc hội Việt Nam như thế nào. quốc hội phải chờ bộ công an trình dự thảo luật để thông qua, bộ công an không làm thì quốc hội bó tay. Quốc hội là cơ quan làm luật nhưng ngược đời ở chỗ cơ quan của chính phủ mới là cơ quan làm luật, quốc hội chỉ thông qua theo sự chỉ đạo của đảng.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here