Lập lại một bản Hiến pháp dân chủ như Hiến pháp 1946 là sứ mạng của thế hệ trẻ

Phan Bá Phúc - Blog Bauxite Việt Nam

Hiến pháp nước VNDCCH 1946. Ảnh: Internet
Hiến pháp nước VNDCCH 1946. Ảnh: Internet
- Quảng Cáo -

Một số bạn đọc, sau khi xem phần cuối bài “Quan sát cuộc bầu cử ở Pháp 2017” đăng trên Bauxite VN ngày 30/6/2017 đặt câu hỏi “Tại sao bản Hiến pháp dân chủ 1946 không được kế thừa đến bây giờ?”.

Cùng với một bộ máy bạo lực đàn áp, ĐCSVN dùng Hiến pháp để áp đặt sự độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. Từ đó ta không lạ gì khi nghe giải thích Hiến pháp 2013: “Tại Việt Nam, Hiến pháp là văn kiện chính trị quan trọng nhất sau cương lĩnh của ĐCSVN”.

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải trả lời 2 câu hỏi sau đây: “Dân chủ khác với dân chủ tập trung ở điểm nào?” và “Hoàn cảnh ra đời của bản Hiến pháp VNDCCH 1946 khác với hoàn cảnh ra đời 4 bản hiến pháp sau đó 1959, 1980, 1992 và 2013 như thế nào?”.

Trước hết, thế giới đã định nghĩa “Dân chủ là gì?”. Có nhiều cách định nghĩa nhưng đều hội tụ ở một điểm rằng “Tất cả các công dân trưởng thành đều có quyền lựa chọn đại diện cho mình để điều hành quốc gia”. Việc lựa chọn đó được luật định để bảo đảm tính minh bạch và công bằng – đó chính là quyền bầu cử. Nó cũng bao gồm cả quyền ứng cử và quyền tranh cử.

Có 3 hình thức dân chủ: Dân chủ trực tiếp (direct democracy) – Dân chủ đại diện (representative democracy) và Dân chủ hiến định (consitutional democracy). Từ cuối thế kỷ 18 đến nay, dân chủ hiến định đã trở thành hình thức dân chủ phổ biến nhất trên thế giới. Nó có 8 đặc điểm sau:

- Quảng Cáo -

1- Bầu cử được tổ chức định kỳ. Cử tri được tự do lựa chọn dân biểu.
2- Các đảng chính trị được tự do tranh cử.
3- Tất cả các công dân trưởng thành đều có quyền đi bầu cử.
4- Quyết định chính trị dựa trên ý nguyện của đa số.
5- Quyền lợi của thiểu số được bảo vệ.
6- Ngành tư pháp (tòa án) độc lập.
7- Hiến pháp bảo vệ các quyền dân sự cơ bản.
8- Dân có cơ hội thay đổi các định chế chính phủ theo thể thức đã được chuẩn thuận.

Trong hầu hết các nền dân chủ hiến định, hiến pháp còn quy định:

– Những giới hạn cho việc sử dụng quyền lực của các định chế nhà nước và ấn định sự tương tác giữa chúng.
– Những quyền lợi của công dân khi đối phó với quyền lực của nhà nước.
– Phương sách để hiến pháp có thể được sửa đổi.

Các đảng chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền dân chủ hiến định, vì chúng được xem là phương tiện để dân chúng thể hiện quyền lực chính trị của họ, cũng như để thay đổi chính phủ khi cần thiết. Sự cạnh tranh chính trị giữa các chính đảng là sự khác biệt giữa một thể chế dân chủ đích thực và một thể chế độc đảng dân chủ giả hiệu.

Các chính đảng trong nền dân chủ hiến định đều độc lập với nhà nước. Họ cạnh tranh với nhau để thu phục lòng tin và lá phiếu của cử tri với mục đích để cầm quyền. Các đảng không cầm quyền vẫn có thể ảnh hưởng đến chính sách và tiến trình lập pháp thông qua tranh luận của dân biểu thuộc phái của họ trong Quốc hội. Sự có mặt của các đảng không cầm quyền trong Quốc hội buộc chính phủ phải nghiêm túc và hiệu quả hơn trong việc quản trị đất nước. Trong nền dân chủ hiến định, Nội các đối lập sẽ sẵn sàng thay thế chính phủ khi chính phủ không còn được dân chúng tín nhiệm. Đó là một cơ chế thay đổi quyền lực bằng cách hòa bình.

Dùng những giải thích về “dân chủ” như trên để đối chiếu, ta thấy không thể lấy cụm từ “tập trung dân chủ” vốn là nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản của Lenin (đã bị Rosa Luxemburg chỉ trích) để đặt tên cho một chế độ chính trị. ĐCSVN đã lạm dụng nguyên tắc tập trung dân chủ buộc dân chúng phải lựa chon đại biểu mà Đảng đã chọn thông qua một cánh tay nối dài là Mặt trận Tổ quốc. Với cách áp đặt này, ĐCSVN đã biến Quốc hội thành một công cụ của họ và dùng Hiến pháp để thể chế hóa cương lĩnh của Đảng.

Cùng với một bộ máy bạo lực đàn áp, ĐCSVN dùng Hiến pháp để áp đặt sự độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. Từ đó ta không lạ gì khi nghe giải thích Hiến pháp 2013: “Tại Việt Nam, Hiến pháp là văn kiện chính trị quan trọng nhất sau cương lĩnh của ĐCSVN”.

Điều này cũng bộc lộ lý do vì sao ĐCSVN không chấp nhận sự cạnh tranh của các đảng khác, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng và do đó ở Việt Nam không có cơ chế trao đổi quyền lực một cách hòa bình như ở các nước tự do dân chủ Phương Tây.

Tại sao Hiến pháp 1946 được đánh giá là Hiến pháp dân chủ nhất từ khi có nước VNDCCH đến giờ?

Ngày 20/9/1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước VNDCCH đã được thành lập tại Hà Nội, có 7 thành viên, gồm ông Hồ Chí Minh, ông Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại đã thoái vị), các ông Đặng Thái Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh). Để dự thảo Hiến pháp, ngày 2/3/1946 Quốc hội đã bầu ra một Tiểu ban dự thảo Hiến pháp có 11 thành viên, trong đó có 5 người của Việt Minh, 2 người thuộc Đảng Dân chủ, 4 người thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng. Bản Dự thảo Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 2/11/1946 trở thành bản Hiến pháp của nước VNDCCH, được công bố ở kỳ họp thứ hai của Quốc hội trong tháng 11/1946, cách đây 71 năm.

Ngày 19/12/1946 nổ ra cuộc toàn dân kháng chiến lần thứ nhất nên Hiến pháp 1946 chưa chính thức công bố trong toàn quốc và chưa có hiệu lực về pháp lý.

Hiến pháp của nước VNDCCH 1946 gồm lời nói đầu, 7 chương, 70 điều.

* Lời nói đầu khẳng định 3 nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 1946:

– 1 là đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
– 2 là đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
– 3 là thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của toàn dân.

Những nguyên tắc cơ bản này của Hiến pháp 1946 đã giúp Chính phủ VNDCCH tập hợp được rất nhiều trí thức và những nhà khoa học có tài trong nước và ở nước ngoài, cùng nhiều nhân sĩ nổi tiếng tham gia gánh vác việc nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn phức tạp của những năm mới cướp được chính quyền, thành lập nước VNDCCH và những buổi đầu của cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

Trong những nhân sĩ nổi tiếng tham gia việc nước lúc đó có cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, ông Nguyễn Văn Tố, ông Hồ Đắc Điềm. Những nhà tư sản dân tộc nổi tiếng đã hiến tài sản cho Chính phủ là ông Đỗ Đình Thiện, ông Trịnh Văn Bô, ông Nguyễn Sơn Hà, Bà Nguyễn Thị Năm (tức Cát Hanh Long). Những nhà khoa học nổi tiếng đã đi theo ông Hồ Chí Minh và Chính phủ Kháng chiến là các ông Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Trần Hữu Tước, Trịnh Đình Thảo, Phan Tư Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kontum, Nguyễn Xiển, Nguyễn Thúc Hào, Lương Định Của, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường.

Kể từ sau năm 1951, 3 nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 1946 không còn được nhắc đến nữa. Nếu 3 nguyên tắc cơ bản đó được thực thi thì chắc chắn đã không xảy ra những cuộc đấu tố, tùy tiện giết oan người vô tội như đã xảy ra trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc 1953-1956; không xảy ra những vụ tịch thu, cướp bóc tài sản của dân trong những chiến dịch đánh tư sản ở miền Bắc và miền Nam; không có những thuyền nhân phải liều chết vượt biển chạy khỏi quê hương sau ngày 30/4/1975.

* Chương 1 của Hiến pháp 1946 quy định “chính thể của nước Việt Nam là Dân chủ Cộng hòa”. Trong chương này không có một điều khoản nào quy định một đảng hay một ý thức hệ nào độc tôn, độc quyền lãnh đạo đất nước như trong các bản Hiến pháp 1980 và 2013.

* Chương 2 quy định nghĩa vụ và quyền lợi công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật. Trong chương này không có một điều khoản nào cho phép quan có tội chỉ cần xin lỗi và rút kinh nghiệm, còn dân có tội thì phải trừng trị theo luật.

Hiến pháp 1946 công nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền khiếu nại tố cáo. Điều 10 của Hiến pháp 1946 quy định rõ các quyền tự do cá nhân của công dân như sau: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tư do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Sau này, Hiến pháp 1959 và các Hiến pháp của CHXHCNVN 1980, 2013 lập theo mẫu của Hiến pháp Liên Xô 1977, đã hạn chế những quyền tự do này và không chịu đưa các quyền tự do này vào luật.

* Chương 3 quy định về Nghị viện nhân dân, trong đó không có điều khoản nào quy định Nghị viện (Quốc hội) là một cơ quan của Đảng Cộng sản.

* Chương 4 quy định về Chính phủ – cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc.

Hiến pháp 1946 quy định vai trò và quyền lực của Chủ tịch nước rất lớn. Chủ tịch nước có quyền lực tương tự quyền lực của Tổng thống trong thể chế Tổng thống, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, không thể bị khởi tố, trừ tội phản quốc; có thể từ chối công bố các đạo luật do Quốc hội ban hành và yêu cầu Quốc hội thảo luận lại. Sau này, chịu ảnh hưởng của Hiến pháp Liên Xô, Chủ tịch nước còn ít quyền lực và chủ yếu làm chức năng nghi lễ, đại diện quốc gia.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khóa 13 thì Hiến pháp 1946 đã phản ánh đúng tinh thần pháp quyền, quy định những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực sao cho không thể xảy ra lạm quyền và bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Quyền năng giữa các cơ quan nhà nước được phân chia khá rõ, có cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau. Quyền năng giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng được phân chia rõ ràng.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Đại học Saarland CHLB Đức thì Hiến pháp VNDCCH 1946 đã được soạn thảo theo tinh thần học thuyết “tam quyền phân lập”, đã có những yếu tố thể hiện cơ chế phân công quyền lực, kiểm soát và cân bằng quyền lực.

* Chương 5 quy định phương diện hành chính, bộ, tỉnh, huyện, xã; quy định về cơ quan hành chính (ủy ban hành chính và hội đồng nhân dân) các cấp.

* Chương 6 quy định về cơ quan tư pháp bao gồm tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.

Theo Hiến pháp 1946 thì vai trò độc lập xét xử của tòa án được bảo đảm, các cơ quan khác không có quyền can thiệp.

* Chương 7 quy định về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có quyền phúc quyết Hiến pháp của dân. Điều 70 của Hiến pháp 1946 quy định Nghị viện nhân dân (Quốc hội) không được tự mình sửa đổi Hiến pháp. Mọi sự sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Cho đến nay, những quy định này của Hiến pháp 1946 vẫn bị bỏ qua và Quốc hội khóa 13 vẫn còn nợ dân “Luật trưng cầu dân ý”.

Đánh giá chung về những ưu việt của Hiến pháp 1946

– Giáo sư Trần Ngọc Đường, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (năm 2006) cho rằng Hiến pháp 1946 đã nổi bật những tư tưởng lập hiến sáng suốt, như: tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tư tưởng pháp quyền, những quy định về quyền con người và bảo đảm quyền công dân, cơ chế bảo hiến, sửa đổi hiến pháp.

– Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên giá trị cho một xã hội dân chủ và pháp quyền ở Việt Nam (xem bài của GS Phạm Duy Nghĩa đăng trên báo Tuổi trẻ cách đây 10 năm, với đầu đề “Bản Hiến pháp 60 năm về trước và những món nợ lịch sử”).

– Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng thì cho rằng Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới.

Xem tiếp trang 2: Vì sao Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ như vậy lại bị lãng quên?

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. Tên nước mà có mấy cái từ “dân chủ “, “nhân dân”… này nọ là biết mức độ dân chủ ra sao rồi, ví dụ như Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…

  2. Việt Nam muốn “tiến bộ” như 71 năm trước mà cũng không thể làm nổi – Cay đắng cho cả nước không các bạn?
    Thế giới đã đi đến đâu rồi? 🙁

  3. Vấn đề là có thực sự tam quyền phân lập và Tư Pháp có độc lập thực thi hiến pháp hay không ?
    Chứ không dừng lại ở việc ” lập lại bản hiến pháp…” mà gọi là sứ mạng của tuổi trẻ

  4. Sai roi nhe. Sai ve tu duy NHIEU lam. Thu nhat: Chu tich nuoc KHONG DUOC BAU TRUC TIEP tu NHAN DAN ma qua quoc hoi – trai nguoc voi CHUC pho chu tich. Thu hai: Du rang quyen luc rat to KHONG CO BAT CU DIEU KHOAN nao de CHE TAI chu tich nuoc ngoai tru toi phan quoc. Day la 1 lo hong to Lon o cai Hien Phap nay. Chang Han o hien Phap My co dieu khoan truy to tong thong ra toa an quoc Gia – ma dac biet loi mo dau la “when” tuc la CHUNG NAO (truy to) – tuc la cac nguoi cha de hien phap nuoc My BIET rang SE CO VIEC do ! Thu ba: Cac chu Vu toa an duoc chi thi boi chinh phu (dieu 64) 1 lo Hong to Lon thu hai. O Hien Phap nuoc My thuong nghi vien la noi giam sat va bieu quyet viec nay. Dieu nay cung co o Hien Phap VNCH. Thu tu: Chu tich nuoc duoc quyen Ky ket cac cong uoc quoc te ma khong co su giam sat cua quoc hoi ve viec quan trong nay. Day cung la 1 lo Hong Phap ly rat to. Thu nam: Khong the ket luan – tam quyen phan lap o Hien Phap nay – khi khong co su kiem soat cua 3 quyen hanh do voi nhau, ma do la co ban cua tam quyen phan lap. Thu sau: Khong co dieu khoan nao Che tai toa an – ngoai tru – cac quyen luc Kia – khong duoc can thiep viec xet xu cua toa an. Sau cung – khong the goi day la 1 Hien Phap vi rang – co su NHAM LAN o NHAN DINH. Muon sua doi Hien Phap nay, phai dua ra cho NHAN Dan bieu quyet de thong qua. Day la Van ban dau tien, chi duoc thong qua o quoc hoi – ma chua he duoc bieu quyet tu nguoi Dan thi chua the goi day la 1 Hien Phap co HIEU LUC. Chua noi toi – nuoc VNDCCH nam 1946 KHONG 1 ai o the gioi cong nhan, doi voi the gioi VN la 1 vung dat THUOC DIA cua Thuc Dan Phap – ma nen nho rang – ban tuyen ngon cua tong tu lenh toi cao Dong Nam A cua DONG MINH (phe thang Tran de nhi the chien) TRAO vung dat quan ly lai cho quan Phap. Cung tuc la KHONG CO 1 quoc Gia doc lap, KHONG CO 1 chinh phu duoc the gioi cong nhan qua cong Phap quoc te – thi lam gi ma co 1 Hien phap- de ma bay gio loi ra de ma ban thao. Ban Hien Phap nay lai y Chang ban Hien Phap cua nguoi cong San bay gio va Hien Phap VNCH the Hien ro rang hon tam quyen phan lap, thi tai Sao lai di chon CAI NUA VOI. Va – thi vi nhi – bai viet nay y Chang bai viet tren wikipedia viet ngu. Co su sap dat …… 🙂 🙂 🙂 – chua them noi toi – luat ngu lung cung o Hien Phap nay, khong NHIEU my tu nhu Hien Phap cua Anh cong San HP 2013 nhung khong the nao bang trinh do Phap ly cua Hien Phap VNCH !!!!!

  5. 1 cai yeu kem quan trong nua ve tu duy cua chinh tac Gia va cai nhom “tri thuc Bauxit” – TOAN la tri thuc goc xa hoi chu nghia – ma Chang ai nhin thay boi canh lich su quan trong, do la Hiep dinh so bo 6/3 1946 – 8 thang truoc khi THAO RA (tuc la so do 1 van ban ma chua thong qua) 1 Hien Phap, ong HCM di Phap de thuong luong voi nuoc Phap Tao dieu kien VN duoc doc lap tro lai. CAI TIN TUC nay KHANG DINH nuoc VN chua co TU CHU va DOC LAP o thoi diem do. Thu hai – tuc la loi tuyen ngon o quang truong Ba Dinh 2/9 1945 VO NGHIA. Neu Minh tu chu, doc lap o cai nha minh thi khong co ly do gi phai chay den tan nuoc Phap de thuong luong voi ho – n’est pas ? Pour moi – certainment!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here