Một ngày sau khi Ủy ban kiểm tra trung ương đưa đề nghị, Ban bí thư dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Phú Trọng đã ra quyết định khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang ra khỏi đảng vào ngày 10 tháng 9, vì dám thách thức quyền lực Tổng bí thư.
Bước kế tiếp, ông Trọng sẽ cho Bộ Công An truy tố và có thể dẫn đến kịch bản là toàn bộ “tài sản” của ông Trịnh Xuân Thanh bị tịch thu vì quyết định khai trừ đã nêu rõ: Ông Trịnh Xuân Thanh chứ không ai khác hơn chịu trách nhiệm đã làm thất thoát 3.200 tỷ đồng của Tổng công ty PVC.
Nói cách khác, phiên bản kế tiếp của ông Trọng đối với ông Thanh là tịch thu tài sản của Trịnh Xuân Thanh để… trả thù.
Rõ ràng vụ Trịnh Xuân Thanh, lúc đầu là vụ cỏn con với chiếc xe Lexus gắn biển xanh không đáng quan tâm, bỗng dưng trở thành cuộc đối đầu giữa Tổng bí thư với một cán bộ cấp Tỉnh, chưa phải là Trung ương đảng.
Có lẽ trong lịch sử đảng CSVN, chưa bao giờ một Tổng Bí Thư bị hoen ố như ông Trọng lần này khi hai lần chính thức ra lệnh xử tên thuộc cấp Trịnh Xuân Thanh, nay lại bị chính tên thuộc cấp này thách đố và có thể làm tiêu tan sự nghiệp Tổng bí thư khi ông Trọng muốn thay đổi quy luật “cộng sinh” trong bộ máy độc tài đảng trị.
Nhìn qua những diễn biến từ đầu tháng 6 khi ra lệnh điều ra vụ xe biển xanh Trịnh Xuân Thanh, có thể nói là ông Trọng đã bị “thôi miên” với vai trò người hùng cứu đảng.
Thôi miên là vì sau khi loại được phe Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng những tưởng mình trở thành người “sạch”, tay không nhúng chàm. Từ đó Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố vung vít: “Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ thôi. Còn liên quan đến nhiều thứ lắm. Chúng ta làm từng bước, chắc chắn, hiệu quả. Có những việc tôi chưa tiện nói trước. Sở dĩ như vậy là sau vụ này nó lại liên quan đến vụ khác”.
Nhưng ông Trọng chưa nói đến vụ khác thì chính vụ Trịnh Xuân Thanh tuyên bố ra khỏi đảng trước khi bị ông Trọng cho công an bắt giữ, đủ thấy là ông Trọng quá non cơ. Nói cách khác, Ông Nguyễn Phú Trọng đã phạm ba sai lầm nghiêm trọng trong cuộc chiến nội bộ hiện nay.
Sai lầm thứ nhất là chọn Trịnh Xuân Thanh làm con dê tế thần để khai pháo cho trận chiến nội bộ. Tuy Trịnh Xuân Thanh có làm thất thoát 3.200 tỷ đồng của Tổng công ty PVC; nhưng vụ thất thoát này đã xảy ra từ năm 2011 và ông Thanh được ông Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Tấn Dũng cho hạ cánh an toàn để sau đó chạy được về tới Hậu Giang làm đến Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Tỉnh và trở thành đại biểu quốc hội với số phiếu cao nhất, từ tháng 5 năm 2015.
Đem chuyện ông Trịnh Xuân Thanh chạy xe Lexus gắn biển xanh bêu rếu lên mặt báo, rồi sau đó dùng báo chí liên tục đổ tội ông Thanh làm thất thoát 3.200 tỷ đồng mà không có một giải thích vì sao đảng không truy tố và bắt nhốt ông Thanh vào lúc đó, khiến dư luận thấy cách làm của ông Trọng hoàn toàn mang tính chém gió. Khi ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn người ta càng thấy là ông Trọng không những không có khả năng chống tham nhũng mà còn chứng tỏ là ông Trọng không thể xóa quy luật cộng sinh giữa các phe nhóm, đã có lâu đời trong đảng.
Sai lầm thứ hai là thay vì điều tra và bắt giữ âm thầm như ông Trọng thường hay phát biểu thì lại cho báo chí phanh phui với những phát biểu linh tinh của một vài cán bộ về hưu nhằm ca tụng ông Trọng đang ra tay cứu đảng. Nói cách khác, ông Trọng đã làm trái ngược với những gì ông nói ‘phải điều tra kín đáo, không thể nói trước vì vụ này dính vụ kia, truy đến tận cùng’, nhưng trong thực tế ông Trọng đã không làm vụ nào ra hồn từ năm 2012 cho đến nay. Ngay cả vụ Dương Chí Dũng, ông Trọng đã dùng Nguyễn Bá Thanh tả xung hữu đột, được coi là trọng án dính đến cả Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang nhưng khi ông Ngọ đột tử, hồ sơ đã bị xếp lại với bản án tử hình treo cho Dương Chí Dũng rồi thôi.
Từ nay, ông Trọng đăng đàn nói về chuyện chống tham nhũng chắc chắn là không còn ai bận tâm để nghe, ngoại trừ thành phần dư luận viên của đảng bắt phải nhảy múa để cho Tổng Bí Thư vui lòng. Chuyện rất nhỏ là kỷ luật và truy tố Trịnh Xuân Thanh mà làm không được thì rõ ràng là ông Trọng đã hết thời.
Sai lầm thứ ba là mở quá nhiều mặt trận và các mặt trận đều nhắm vào mối liên hệ giữa Bộ Công Thương và gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ trong 3 tháng qua, ông Trọng đã cho báo chí phanh phui cùng lúc 4 vụ án dính đến gia đình ông Dũng: 1/ Vụ Trịnh Xuân Thanh làm thất thoái 3.200 tỷ đồng ở PVC; 2/ Vụ đề cử Vụ Quang Hải, con trai của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, làm Tổng giám đốc công ty Bia rượu Sabeco; 3/ Vụ điều tra ô nhiễm môi trường của dự án khai thác khoáng sản ở Núi Pháo; 4/ Vụ Tổng công ty MobiFone mua 95% cổ phiếu của công ty tư nhân AVG.
Cả 4 vụ án đều là những chuyện cũ và được xếp vào loại hồ sơ đã điều tra xong theo đúng quy trình. Nay ông Trọng và phe đảng cho một vài đàn em viết đơn tố cáo, dùng các đơn này xé to trên mặt trận báo chí nhằm tạo ấn tượng là ông Dũng đã nuôi các lợi ích nhóm. Nhưng chính lối đánh cả cụm này khiến cho dư luận thấy rõ dụng tâm của ông Trọng là đang truy bức những người của ông Dũng trong các cơ chế cũ, để lập ra những lợi ích nhóm mới nằm dưới sự bảo bọc của ông Trọng và phe đảng. Nói cách khác, trước mắt dư luận đây là vụ sang đoạt quyền lợi giữa lợi ích nhóm mới dưới dù ông Trọng từ tay lợi ích nhóm cũ dưới sự bao che của ông Dũng trước đây.
Sai lầm nói trên không chỉ do một mình ông Trọng mà còn có thêm 4 nhân vật chủ chốt của phe đảng: Đinh Thế Huynh (Thưởng trực ban bí thư), Phạm Minh Chính (Trưởng ban tổ chức), Trương Thị Mai (Trưởng ban dân vận) và Trần Quốc Vượng (Chủ tịch Uỷ ban kiểm tra trung ương). Đây là tứ trụ làm việc sát cánh với Trọng tại văn phòng Trung ương đảng.
Trong bốn nhân vật nói trên, Đinh Thế Huynh tuy là đàn em của ông Trọng về mặt lý luận nhưng lại là tên cáo già và nhiều tham vọng. Chính Đinh Thế Huynh trong vai trò thường trực bí thư, đã cùng với Trọng tung ra chiến dịch “trong sạch đảng”; nhưng kết cuộc thì ông Trọng lãnh đủ hậu quả của sự tham lam muốn gom hết cả cụm trong cùng một lúc.
Nói tóm lại, ông Trọng từng nói cuộc chiến nội bộ rất cam go, dính liền với 3 vấn đề: lợi ích phe nhóm, danh dự mỗi cá nhân, sự tổn thương nội bộ, thì nay nó đã hiện rõ qua vụ Trịnh Xuân Thanh vì những sai lầm quá sơ đẳng của Nguyễn Phú Trọng.
Trọng chưa bao giờ và không bao giờ có thể là đối thủ của Dũng.
Với cái trí tuệ ” giáo làng” của mình mà không nhờ sự xốc nách của tàu khựa Trọng còn khua mới ngoi lên được cái ghế TBT ngất ngưởng ấy.
Cứ tưởng mình là thiên tử, quyền lực che chùm thiên hạ nhưng rốt cuộc Trọng vẫn không làm hổ cái hỗn danh thiên hạ đặt cho “anh LÚ”
Cứ tưởng sang thái mua được cái bằng tiến sỹ là đủ nâng lực. Tôi đang cố tìm hiểu xem ông là loại người gì.Góp ý: