Ai có lợi thế tại Biển Đông: Trung Quốc hay Hoa Kỳ?

Michael Lipin - Voice of America

Chiến hạm USS Lassen trong hải phận quốc tế gần khu trục hạm Dongguan của hải quân Trung Quốc. USS Lassen, thuộc hạm đội 7 h.ải quân Hoa Kỳ, đi tuần tra ngày 29 tháng 9, 2015
- Quảng Cáo -

Hiện đang có cuộc tranh cãi diễn ra sôi nổi xem ai có lợi thế trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, trong khi giới chức Trung Quốc và Hoa Kỳ chuẩn bị gặp gỡ tại Bắc Kinh tuần này để tìm cách giải quyết căng thẳng.

Trung Quốc đang chiếm đóng một số bãi đá, đảo trong Biển Đông. Họ tuyên nhận chủ quyền gần hết vùng biển này mặc dầu các quốc gia láng giềng Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên nhận chủ quyền từng phần.

Hoa Kỳ thì bày tỏ thế trung lập trong cuộc tranh chấp lãnh thổ. Nhưng thỉnh thoảng vẫn gửi tàu chiến và máy bay đến gần các vùng Trung Quốc chiếm đóng với lý do là muốn bảo đảm quyền tự do hải hành được tôn trọng trong hải phận quốc tế.

Trung Quốc chỉ trích các động thái quân sự của Hoa Kỳ là có tính cách khiêu khích và mang tính hỗ trợ cho tuyên nhận chủ quyền của đồng minh Phi Luật Tân. Trung Quốc đồng thời bồi đắp đảo nhân tạo trên bảy bãi đá họ đang kiểm soát và gần đây đã triển khai thiết bị quân sự trên các đảo này.

- Quảng Cáo -

Theo ông Philip Reynolds, một nhà nghiên cứu về xung đột thế giới và đang trình luận án tiến sĩ tại Đại học Hawaii, “Trung Quốc muốn nói là: chúng tôi có mặt đây rồi, mấy ông không làm gì được chúng tôi. Căn bản lập luận của tôi là thế: Trung Quốc đang thắng thế, hoặc đã thắng cuộc.”

Tàu nạo vét Trung Quốc gần Đá Chữ Thập trong vùng đảo Trường Sa. Không ảnh do máy bay giám sát P-8A Poseidon chụp, 21 tháng 5, 2015.
Tàu nạo vét Trung Quốc gần Đá Chữ Thập trong vùng đảo Trường Sa. Không ảnh do máy bay giám sát P-8A Poseidon chụp ngày 21 tháng 5, 2015.
Lợi thế: Trung Quốc

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, ông Reynolds cho rằng cách duy nhất để Hoa Kỳ đẩy lui việc bồi đắp đảo tại Trường Sa là khởi động một cuộc chiến tiêu hao mà người Mỹ không mặn mòi chút nào. Bắc Kinh biết thế và cũng vì vậy mà các công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ không khiến cho chính quyền Trung Quốc bận tâm lắm ngoài việc phản đối ồn ào cho có hình thức.

Ký giả người Anh Bill Hayton, nghiên cứu về thời sự Châu Á tại học viện Chatham House, London, có cái nhìn khác về các động thái của Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Biển Đông.

Tác động cản trở

Ông Hayton, tác giả quyển sách Biển Đông: Tranh Chấp Quyền Lực tại Châu Á, nghĩ rằng Bắc Kinh chưa “thắng”, đặc biệt là với tình hình tại bãi cạn Scarborough. Trung Quốc và Phi Luật Tân đều tuyên nhận chủ quyền bãi cạn không có ai ở này. Máy bay Hoa Kỳ đã đi tuần ngang vùng này vào tháng Tư.

Ông Hayton cho biết là trong các tuần lễ trước đó, có nhiều thảo luận về việc Trung Quốc sẽ đưa tàu bé đến đó không, có chuẩn bị nạo vét không, bồi đắp đảo, v.v.. nhưng rồi không có chuyện gì xảy ra. Có vẻ như Hoa Kỳ đã cản trở nỗ lực của Trung Quốc xây đắp bãi Scarborough, nhưng cũng không có chắc chắn.

Tàu đánh cá của Phi Luật Tân, từng đánh bắt trong vùng biển của bãi Scarborough.
Tàu đánh cá của Phi Luật Tân, từng đánh bắt trong vùng biển của bãi Scarborough.

Ông Hayton cũng cho biết là Bắc Kinh đã không chiếm đóng và khai triển hòn đảo nào khác trong vùng Biển Đông trong hơn 20 năm vì lãnh đạo Trung Quốc e ngại hệ quả. Họ biết là sẽ có hệ quả bất lợi lớn về ngoại giao, phá vỡ uy tín Trung Quốc và gây rối loạn vùng Đông Nam Á.

Uy tín của Trung Quốc lại sắp sửa gặp mối đe dọa khác trong ngày tháng sắp tới.

Thất lợi sắp tới cho Bắc Kinh?

Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc tại The Hague sắp sửa đưa ra phán quyết về đơn kiện của Phi Luật Tân về cái gọi là đường “chín vạch” bao trùm gần hết Biển Đông mà Phi Luật Tân cho rằng làm xói mòn Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

Bắc Kinh đã bác bỏ thẩm quyền của tòa trọng tài trong vụ này, cho rằng sự việc nên được giải quyết trực tiếp giữa đôi bên quốc gia.

Ông Hayton trông đợi là tòa sẽ phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân bằng cách làm sáng tỏ việc Trung Quốc không có đặc quyền kinh tế tại một số vùng biển. Nhưng theo ông thì tác động của phán quyết còn tùy thuộc vào phản ứng của Bắc Kinh. Nếu tòa phán quyết là Phi Luật Tân có chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp thì chờ xem Trung Quốc khuyến khích hay không đoàn tàu đánh cá của họ đánh bắt trong các vùng biển đó.

Ngoài ra, bị xử thua sẽ gây ấn tượng mạnh là Trung Quốc đang bị cô lập ngoại giao.

Hôm thứ Sáu vừa rồi tại Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter phát biểu là hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông có cơ nguy tạo ra một “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập”. Ông Carter cho biết các đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng và các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dường có cùng mối quan tâm về ý đồ của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đọc diễn văn “Đối diện với các thách đố an ninh phức tạp của Châu Á” tại cuộc Đối Thoại Shangri-la lần thứ 15 của Học Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược, Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á, Singapore, ngày 4 tháng 6, 2016.
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đọc diễn văn “Đối diện với các thách đố an ninh phức tạp của Châu Á” tại cuộc Đối Thoại Shangri-la lần thứ 15 của Học Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược, Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á, Singapore, ngày 4 tháng 6, 2016.

Chiến dịch ngoại giao của Trung Quốc

Trung Quốc thì lại làm nhẹ các mối quan tâm này, cho rằng Trung Quốc là một lực lượng hòa bình và ổn định vì họ sẵn sàng giải quyết các tranh chấp trên biển qua đàm phán song phương với từng quốc gia láng giềng.

Bắc Kinh đang đi tìm hậu thuẫn từ đồng minh của họ, chẳng hạn như Cam Bốt. Theo Tân Hoa Xã thì Phó Thủ Tướng Cam Bốt Hor Namhong đã bày tỏ lập trường của Cam Bốt hậu thuẫn cho Trung Quốc. Bắc Kinh còn cho biết là được hậu thuẫn từ các quốc gia Châu Phi như Tanzania, Uganda, Eritrea và Comoros.

Trung Quốc hiện đang tìm sự hậu thuẫn lớn nhất từ Nga. Trung Quốc và Nga đã từng tập trận chung trên biển. Mọi người đang trông chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Michael Lipin
7/6/2016

Hoàng Thuyên lược dịch

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here