VIỆT NAM – Thông tư mới nhất số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh Sát Giao Thông, có hiệu lực kể từ ngày 15 Tháng Hai, 2016 có khoản ấn định là “CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát…”
Chi tiết hơn, luật mới ấn định 5 trường hợp CSGT được dừng xe như sau:
– “Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
– Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự… Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
– Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”
Như vậy, 4 trường hợp sau đều là những trường hợp CSGT chặn dừng xe theo kế hoạch hoặc thông tin đã có từ trước. Chỉ riêng trường hợp đầu liên quan đến việc người chạy xe bị CSGT phát giác vi phạm tại chỗ.
Luật mới xem ra có vẻ như để giới hạn hầu ngăn chặn bớt sự lạm quyền của CSGT, tuy nhiên việc kiểm soát CSGT thi hành luật có đúng hay không thì không thấy đề cập vì đây mới chính là vấn nạn của người dùng phương tiện giao thông khi việc lạm quyền xảy ra.