Cả thế giới đã trải qua những giờ phút “sốt ruột” trong hai tháng vừa qua khi Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã chần chừ trong việc tăng lãi xuất của đồng Mỹ Kim.
Rạng sáng 17/12 (giờ Việt Nam), Feb đã quyết định tăng lãi suất từ mức 0% lên thêm 0,25%. Đây là lần đầu tiên Fed tăng lãi suất kể từ năm 2006.
Các nhà đầu tư quốc tế đều hoan nghênh việc tăng lãi suất này, khiến giá cổ phiếu được đẩy cao hơn tại Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á. Ngay tại những thị trường mới nổi – tuy có nhiều lo ngại bất lợi khi Hoa Kỳ tăng lãi xuất – nhưng đa số đã bình tĩnh theo dõi các chuyển biến mang tính toàn cầu này.
Riêng tại Việt Nam, trước khi Feb tung ra quyết định tăng lãi xuất, tỷ giá USD/VND tăng khá mạnh trong cả hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do. Sau đó vào ngày 17/12 trở đi, tỷ giá có nhiều diễn biến bất thường, lúc tăng mạnh, khi đứng im.
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá quyết định của Fed là sự kiện lịch sử và chắc chắn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam chịu 4 ảnh hưởng sau đây:
Ảnh hưởng đầu tiên là tỷ giá trong nước chịu áp lực lớn, bởi thanh toán thương mại của Việt Nam chủ yếu là bằng Mỹ Kim. Hiện tại trên thị trường tự do có lúc đã vượt 23.000 đồng/USD.
Ảnh hưởng thứ hai là nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ tăng lên do cấu trúc nợ của Việt Nam liên quan nhiều đến đồng USD. Khi lãi suất đồng USD tăng có thể sẽ khiến lãi suất hoặc tỷ giá một số đồng tiền khác giảm.
Ảnh hưởng thứ ba là dòng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ bị suy giảm. Nói cách khác là Việt Nam khó có thể thu hút đầu tư nhiều như những năm vừa qua.
Ảnh hưởng thứ tư là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ bị hạ giá để thích ứng với lãi xuất tăng của đồng Mỹ Kim, khiến cho nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lây.
Trong 4 ảnh hưởng nói trên, theo sự phân tích của nhiều chuyên gia quốc tế thì vấn đề nợ nước ngoài và sự hạ giá của đồng nhân dân tệ mang tính đe dọa lên nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cho những thị trường mới nổi nói chung.
Để tìm hiểu mối đe dọa này ra sao, tờ THE FINANCIAL TIMES số ra ngày 17/12/2015 đã có một bài viết Fed tăng lãi suất là một mối đe dọa cho thị trường mới nổi mà chúng tôi lược dịch bên dưới để chúng ta cùng theo dõi.
Các công ty phải đối mặt với tín dụng bị thắt chặt và dòng vốn chảy ngược Một thời kỳ trọng yếu trong lịch sử tiền tệ đã qua đi. Sự gia tăng lãi suất ngắn hạn lần đầu của Hoa Kỳ sau gần một thập kỷ đã chấm dứt giai đoạn vay tiền gần zero phí tổn kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.
Các nhà đầu tư vốn cổ phần hoan nghênh việc tăng lãi suất này, khiến giá cổ phiếu được đẩy cao hơn tại Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á. Ngay cả các thị trường mới nổi, tuy có nhiều nơi lo sợ những bất lợi khi Hoa Kỳ tăng lãi suất, nhưng đã lấy những quyết định không ngoài sự mong đợi chung cho những bước tiến của họ.
Các phản ứng ngắn hạn, tuy nhiên, không thể che khuất những thách thức cơ bản mà một chính sách tiền tệ thắt chặt của Hoa Kỳ có thể gây ra đối với các nền kinh tế đang phát triển – với tổng sản phẩm nội địa tính chung lên tới 35% sản lượng toàn cầu. Nếu chính sách thắt chặt dự phóng của Fed được duy trì trong năm 2016, dự báo riêng của Fed cho thấy tác động vào hai khía cạnh đặc biệt dễ bị tổn thương có thể rất đáng kể.
Khía cạnh thứ nhất là sự vỡ lở của các thị trường mới nổi với những khoản vay khổng lồ – hệ quả từ cuộc bùng nổ vay mượn do nguồn tiền dễ dàng từ Hoa Kỳ.
Khía cạnh thứ hai là Trung Quốc, bị bủa vây bởi luồng vốn đang tẩu thoát kỷ lục, có thể bị buộc phải hạ giá đồng nhân dân tệ sâu hơn nữa.
Kích thước của vấn đề nợ thật đáng sợ. Khoảng $9 ngàn tỷ đô la vốn đã chảy vào thị trường mới nổi từ đầu năm 2005, thổi phồng mức nợ nội địa lên một tỷ lệ chưa từng có là 160% của GDP, so với chỉ hơn 100 phần trăm trước cuộc khủng hoảng tài chính, theo dữ kiện của Viện Tài chính Quốc tế, một hiệp hội công nghiệp có thành viên trong 70 quốc gia.
Hầu hết các khoản nợ này đã chất đống trên bảng kết toán của các công ty phi tài chính, hiện đang nợ khoảng $24 ngàn tỷ, hay 90 phần trăm tổng số GDP của thị trường mới nổi. Tư gia cũng đã ngốn những món tiền mượn giá rẻ lên tới khoảng $8 nghìn tỷ, tương đương với thêm 30 phần trăm của GDP.
Sự nguy hiểm hiện nay là chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường mới nổi, khiến tình trạng công ty vỡ nợ gia tăng. Thật vậy, sức ép đang diễn ra mạnh mẽ hơn.
Các công ty trong thị trường mới nổi bị yêu cầu phải trả thêm tiền dịch vụ cho các khoản nợ, trong khi nguồn tài chính đang cạn dần, theo chi nhánh ngân hàng đầu tư của HSBC. Tăng cường những hiệu ứng này là bằng chứng rằng việc tăng vốn chảy vào các thị trường đang nổi lên trong thập kỷ qua đã bắt đầu đảo ngược.
IMF dự báo rằng, lần đầu tiên kể từ năm 1988, các nước đang phát triển sẽ phải chịu đựng dòng vốn chảy ra trong năm nay. Tất nhiên, những tác động không thể cảm nhận được đều khắp các thị trường mới nổi. Bị ảnh hưởng nặng nhất là các quốc gia như Brazil, Indonesia, Nga và Nam Phi, đang phải dựa vào một nguồn cung cấp vốn nhỏ giọt của quốc tế để tài trợ bong bóng thâm hụt nội địa và sự hoang phí của công ty.
Thêm vào đó, những công ty đã vay mượn nặng bằng tiền đô la Mỹ nhưng có thu nhập bằng tiền địa phương đặc biệt dễ bị tổn thương với triển vọng đồng đô la Mỹ mạnh hậu thuẫn bởi một Fed không khoan nhượng. Thách thức đối với Trung Quốc mang tính chất khác. Chu kỳ tiền tệ của nước này không giống ai so với Fed, và các nhà phân tích dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong 2016.
Với sự lỏng lẻo như vậy, cùng với luồng vốn tháo chạy đã tăng lên mức kỷ lục hàng tháng là $113 tỉ MK trong tháng Mười Một, làm tăng áp lực giảm giá của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ vào năm tới. Nếu điều này xảy ra, lịch sử đã cho thấy rằng một cuộc chiến tiền tệ mà trung tâm điểm là Á Châu sẽ có thể bùng nổ.
Vì những lý do này, các nhà hoạch định chính sách, quản trị và nhà đầu tư cần phải lưu tâm tới những phản ứng ngay sau khi Fed gia tăng lãi xuất trong tuần này như một xu hướng dài hạn. Nếu Fed duy trì xu hướng thắt chặt tiền tệ, các thị trường mới nổi có thể bị thủy triều rút tiền nhận chìm dưới lòng biển.