Lượng phù sa sông Mekong giảm mạnh

- Quảng Cáo -

Trong công bố mới đây của Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên, lượng phù sa trên sông Mekong giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước.

Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu bày tỏ sự lo ngại sông Mekong chịu tác động lớn của nhiều yếu tố, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy điện trên lưu vực Trung Cộng, Thái Lan, Lào và Campuchia. Ảnh hưởng đến nguồn nước và phù sa đối với đồng bằng sông Cửu Long cũng ngày càng lớn.

Đến nay trên dòng sông Mekong,  Trung Cộng đã xây 5 đập lớn và đến năm  2020 là 12 đập. Lào đang xây dựng đập Xayabury và 9 con đập khác sẽ xây trong tương lai, Campuchia xây 2 đập, và trên các phụ lưu ở các quốc gia trong lưu vực xây hàng trăm hồ chứa thủy điện và thủy lợi.

Phù sa lưu vực MeKong khoảng 150 đến 170 triệu tấn một năm. Nhưng chỉ trong 10 năm đầu vận hành, đập Mạn Loan  đã làm  mất đi 20% dung tích trữ do phù sa lắng đọng, tức là dòng chính sông Mekong mất đi 20 triệu mét khối phù sa. Cũng theo ông Tứ, trong 20 năm mà lượng phù sa giảm hơn một nửa là rất nhanh. Các con đập lớn trên thượng nguồn đã khiến lượng phù sa bị giữ lại trên thượng nguồn rất lớn. Các đập ở thượng nguồn không thiết kế hệ thống xả đáy, đã dẫn đến hậu quả ngày hôm nay.

- Quảng Cáo -

Điều này đã được giới khoa học cảnh báo từ khi các con đập chuẩn bị được xây dựng. Tuy nhiên vì lợi ích mỗi quốc gia các cảnh báo đã bị phớt lờ. Việc giảm lượng phù sa sẽ làm tăng mạnh chi phí cho cả nông nghiệp và thủy sản. Giảm nguồn cung cấp phù sa sẽ làm tăng xói lở bờ và vùng ven biển, điều này có thể còn nghiêm trọng hơn do nước biển đang dâng cao vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Các quốc gia liên quan cần phải hợp tác, nghiên cứu, có kế hoạch ở cấp lưu vực và quốc gia để bảo vệ phù sa.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here