Qua ý đồ xâm lược, năm 1953 chính quyền Cộng sản Trung quốc tự ý vẽ đường 9 đoạn (lưỡi bò) ở biển Đông trên bản đồ của họ rồi tuyên bố đó là lãnh hải của Trung quốc. Vào thời điểm đó Trung quốc chưa có đìều kiện bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Đông nên ít có quốc gia nào chú ý đến đường lưỡi bò đó, ngay cả chính phủ miền Nam Việt Nam cũng chỉ lên tiếng phản đối chứ chưa có hành động đối phó cụ thể một phần vì phải dồn sức chống làn sóng đỏ xâm lược, một phần cho rằng cái đường lưỡi bò hết sức vô lý đó chẳng ai chấp nhận, sau này chỉ cần đưa ra tòa án Quốc tế là Trung quốc phải xóa cái đường 9 đoạn đó đi trên bản đồ của họ. Miền bắc Việt Nam thì theo chủ nghĩa Cộng sản nên không nhũng ngậm miệng mà còn mặc nhiên chấp nhận cái đường lưỡi bò đó bằng giấy trắng mực đen qua bức thư của ông Phạm Văn Đồng gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung quốc vào ngày 14/09/1958. Người Việt gọi bức thư này là Công hàm Phạm Văn Đồng hay Công hàm bán nước vì Trung quốc dựa vào cái Công hàm này để lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam, đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 và Trường Sa vào năm 1988. Chỉ có người dân Việt Nam là lên tiếng phản đối quyết liệt về hành động xâm lược này của Trung quốc còn thế giới thì chỉ lên tiếng chỉ trích và dừng lại ở lời yêu cầu đùng giải quyết vấn đề tranh chấp bằng quân sự, có quốc gia như Hoa Kỳ còn tuyên bố đứng ngoài vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung quốc. Lời tuyên bố này đã mở thêm đường xâm lược cho Bắc Kinh.
Khi đã khống chế được đường lưỡi bò và kiểm soát nhiều phần ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung quốc ra sức tác oai, tác quái ở đó khiến cho ngư phủ Việt Nam mất dần ngư trường ngay trên chính lãnh hải và lãnh đảo của mình. Người dân Việt Nam tiếp tục phản đối hành động xâm lược của Trung quốc và thế giới lên tiếng chỉ trích một cách chừng mực về chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung quốc giết hại hay bắt để chuộc tiền. Ến khi Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam thì lúc đó thế giới mới lên tiếng phản đối mạnh, nhưng sau khi Bắc Kinh rút HD-981 đi vì lý do tránh bảo thì mọi chuyện coi như xong.
Chỉ đến khi Bắc Kinh bắt đầu khởi công bồi các xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa vào tháng 9 năm 2014 thì nhiều quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ mới thật sự nói thẳng với Trung quốc rằng đây là hành động vi phạm luật Quốc tế và luật Biển của Liên Hiệp quốc để yêu cầu Bắc Kinh ngưng ngay hành động trái phép này. Các quan chức cao cấp Hoa Kỳ kể cả Tổng thống Obama khi có dịp đều lên tiếng chỉ trích Trung quốc về vấn đề này nhưng Bắc Kinh bỏ ngoài tai. Hoa Kỳ không chỉ nói suông mà còn có những hành động cụ thể là thực hiện nhiều phi vụ quan sát cách các đảo nhân tạo đó 12 hải lý mà luật pháp quốc tế cho phép, cho các phóng viên của hãng thông tấn CNN tháp tùng những phi vụ quan sát đó để ghi lại những hình ảnh xây đảo trái phép của Trung quốc ở quần đảo Trường Sa để đưa tin cho người dân Mỹ và thế giới biết hầu chuẩn bị dư luận cho việc lên án Trung quốc.
Ngày 22/06/2015, qua phát ngôn nhân Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Trung quốc Bắc Kinh chính thức thông báo là chỉ còn một thời gian ngắn nữa mà thôi sẽ chấm dứt việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa với lý do xây gần xong. Trung quốc hy vọng việc chính thức thông báo này sẽ làm cho Hoa Kỳ và thế giới không còn tập trung lên án Trung quốc nữa, giống như vụ giàn khoan HD-981. Thế nhưng mọi chuyện không theo như tính toán của Bắc Kinh. Nhật Bản là quốc gia lên tiếng đầu tiên, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, kiêm phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga họp báo nói rằng việc thông báo này chẳng có ý nghĩa gì hết ngoài việc đặt thế giới vào chuyện đã rồi vì vậy Nhật Bản bẫn tiếp tục phản đối, không thể chấp nhận để cho Trung quốc xây căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo đó để uy hiếp nền hòa bình và sự ổn định của biển Đông.
Các quốc gia, trong đó có Nhật Bản yêu cầu Trung quốc ngưng xây với ý nghĩa là không được phá vỡ nguyên trạng các đảo san-hô ở quần đảo Spratly.
Theo các chuyên gia về biển Đông thì để tránh trường hợp xung đột quân sự ở biển Đông các quốc gia trong Hiệp hội ASEAN đang nỗ lực giao thiệp để hình thành bộ Quy tắc ừng xử ở biển Đông (COC), nhưng không một quốc gia nào trong ASEAN chấp nhận việc Trung quốc xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà Philippines là quốc gia lên tiếng phản đối mạnh nhất.
Bắc Kinh muốn sử dụng việc thông báo sẽ ngưng xây đảo nhân tạo này coi như đã đáp ứng lời yêu cầu của Hoa Kỳ để giảm đi sự căng thẳng giữa hai nước hầu tạo không khí hòa hoản cho chuyến đi Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình cào tháng 9 tới đây. Người ta đang chờ xem phản ứng của nhà Trắng như thế nào trong các cuộc hội đàm với ông Tập, nhưng Nhật và Philippines đã yêu cầu Hoa Kỳ phải có thái dộ cương quyết yêu cầu Bắc Kinh phải phá bỏ các hòn đảo nhân tạo xây ở Trường Sa. Nếu Trung quốc thoái thác thì phải đòi cho bằng được.
Theo các chuyên gia quân sự thì phi trường , quân càng của Trung quốc ở quần đảo Trường Sa chỉ để khống chế các nước yếu trong vùng, tuy nhiên đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản các căn cứ quân này không là gì cả trong trường hợp hữu sự, chỉ cần vài quả tên lửa là có thể sang bằng ngay, nhưng nó là cục nợ mà Hoa Kỳ và Nhật Bản luôn đòi Trung quốc phải trả bằng cách phải tự phá hủy.
TRU QUY SATAN
TA QUYEN CS
Sang Thanh Trong…dang cong no
Cui dau rut-co bung bo Mac mao
Xam lang VNCH giet dong bao
Tau cong xam luoc Quan-dao Hoang-Sa
Luoi-bo 9 doan Truong-Sa
Xam lang boi-dap gian ta bat-chinh
Muon dan The-Gioi Che-khinh
Phuong quan quy do bac-kinh toi do
Gio “G”den thi bat ngo
Vi-ci Tau cong xuong mo DIET vong.
Dan-Tri.