Việt Nam và lối thoát duy nhất (Phần 2)

- Quảng Cáo -

Kính thưa quý thính giả, phần một bài bình luận nhan đề :”Việt Nam và lối thoát duy nhất” của tác giả Trần Thế Kỷ, được gửi đến quý vị trong mục bình luận kỳ trước đã đưa ra những số liệu về tình hình đen tối, tụt hậu và bế tắc hiện nay của nền kinh tế Việt Nam dưới triều đại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; với khoảng gần một nửa tổng số doanh nghiệp ngưng hoạt động; với số nợ công cao như núi, làm ra 100 đồng thì phải dùng 98 đồng trả nợ; với mức phát triển tụt hậu từ 50 năm đến một thế kỷ so với các nước trong vùng; với chỉ số phát triển con người giảm còn một nửa trong vòng hơn 10 năm; v.v.. Tóm lại, kinh tế Việt Nam đã hết động lực phát triển. Do đó, lối thoát duy nhất để thoát khỏi tình trạng đen tối này là phải cải cách, trong đó đầu tiên là cải cách chính trị, vì vấn đề chính trị là cái gốc của thể chế kinh tế.

Sau đây, mời quý vị nghe phần hai của bài viết, bàn về giáo dục, đạo đức, môi sinh và xã hội.

 

******************

- Quảng Cáo -

Âm về giáo dục, đạo đức, xã hội

Việt Nam là nước coi trọng bằng cấp hơn thực học, dẫn đến việc, đất nước sản sinh ra quá nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, phát minh tầm cỡ (năm 2013, Việt Nam có khoảng 24.000 tiến sĩ). Số tiến sĩ của Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Nhiều luận án tiến sĩ chủ yếu là sao chép công trình của người khác. Việc học giả bằng thật có xu hướng lan rộng. Nhiều người lấy bằng tiến sĩ chỉ để kiếm tiền, địa vị.

Ngành giáo dục không cân đối kế hoạch khiến các trường đại học mở tràn lan mà người dân lại chuộng bằng cấp dẫn tới cả nước dư thừa 72.000 lao động có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không có việc làm (theo Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội năm 2014). Mặt khác, do chính sách đãi ngộ nhân tài còn nhiều bất cập và bị lấn lướt bởi mô hình “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”, dẫn đến nạn chảy máu chất xám khi hết 70% sinh viên du học nước ngoài không trở về nước làm việc.
Tuhao 400x300
Nền giáo dục bê bét, khiến cho đạo đức cá thể xã hội rơi vào trạng thái suy đồi. Điều này khiến cho tốc độ gia tăng tội phạm nhanh hơn cả dân số. Tướng Phan Anh Minh thuộc Công an thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận: “Có những đợt đặc xá là do nhà tù quá tải chứ không phải do giáo dục tốt”.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho rằng con người Việt Nam bây giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam thời phong kiến; tư chất, đạo lý con người Việt Nam bây giờ còn thua thời Pháp thuộc. Đảng và nhà nước không ngừng hô hào nhân dân học tập “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, nếu không nói là càng tệ hơn.

Xã hội Việt Nam ngày càng lún sâu vào trạng thái bất an, khủng hoảng niềm tin tràn lan, dẫn đến nạn “ngoại cảm” được tôn vinh tại một thể chế vô thần. Bia rượu và thuốc lá tiếp tục ru ngủ xã hội, khi mà theo công bố gần đây, mỗi năm Việt Nam chi 3 tỷ USD cho bia, trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ đứng thứ 8, lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam năm 2013 lên đến 10.150 tỷ đồng, đặc biệt vào năm 2013, Việt Nam xếp trong 25 quốc gia có mức tiêu thụ bia gia tăng nhiều nhất thế giới.

Ô nhiễm môi trường và tham nhũng tràn lan

Có hai thứ phát triển rất nhanh tại Việt Nam là môi trường bị ô nhiễm và nạn tham nhũng.

86b93c8e34a6c424b8f37395aa1ea112Sự phát triển kinh tế theo hướng mỗi tỉnh mỗi khu công nghiệp, đã bỏ qua sự bền vững môi trường. Sông ngòi, không khí, đất bị ô nhiễm nặng nề, hệ sinh thái bị đảo lộn do nạn làm thủy điện, xây dựng các khu công nghiệp (không đề cao xử lý chất thải), tiến hành các hoạt động khai thác công nghiệp thô sơ, hay mang tính chất hiểm họa môi trường như boxit ở Tây Nguyên.

Một kiểu ô nhiễm điển hình nhất có thể thấy tại Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước và nguồn thực phẩm đã đưa Việt Nam trở thành nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất thế giới với mỗi năm số bệnh nhân mới là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Trong nước, hình thành những kiểu làng lạ, với tên gọi là… làng ung thư.

Môi trường sinh thái đem đến bệnh ung thư, thì môi trường xã hội và thể chế lại tạo điều kiện cho nạn tham nhũng phát triển ngày một tinh vi, phức tạp, từ trung ương tới địa phương. Năm 2013, Việt Nam xếp thứ 123 trên tổng số 176 nước trong bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International).

Căn bệnh tham nhũng trở thành một đặc trưng của thế chế, do đó, khi được hỏi về việc, đến bao giờ nạn tham nhũng mới được đẩy lùi thì chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đáp: “Tôi chưa dám trả lời bao giờ đẩy lùi được tham nhũng”.

Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, cũng phải nhìn nhận: “Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền, không tiền thì không trôi. Tham nhũng lớn có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu”.

Dù tham nhũng được đánh giá gây hại đến sự tồn tại của chế độ nhưng quyết tâm chống tham nhũng lại dừng ở những lời hứa, trấn an hoặc nếu chống cũng theo kiểu “Ném chuột đừng để vỡ bình”.

Rõ ràng, sự ô nhiễm môi trường, tham nhũng chính là do sự bao che, dung túng của chế độ mà nên. Điều đó dẫn đến việc, dù đã huy động hệ thống chính trị Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc cùng vào cuộc chống tham nhũng. Nhưng rốt cuộc chỉ bắt được vài con chuột nhắt.

 

*******

 

Kính thưa quý thính giả, mục bình luận kỳ tới chúng tôi sẽ gửi đến quý vị phần kết bài viết của tác giả Trần Thế Kỷ, chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân đã đưa đất nước vào ngõ cụt. Mồi quý vị đón nghe

 

Nguồn: http://www.ijavn.org/2014/11/viet-nam-va-loi-thoat-duy-nhat.html

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here