Helen Clark/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Kính thưa quý thính giả, trong mục bình luận hôm nay và kỳ tới, chúng tôi xin gửi đến quý vị bài viết nhan đề: “Sự tàn bạo của công an Việt Nam”. Bài của ký giả Helen Clark, một ký giả tự do ở Úc đã có nhiều thời gian ở VN để nghiên cứu về tình trạng nhân quyền ở đó. Bài đăng trên trang mạngAsia Sentinel, do Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ. Sau đây mời quý vị nghe phần một cuả bài viết.
Nạn đàn áp sách nhiễu trầm trọng hơn nhiều so với việc bỏ tù những người viết blog
Đúng vào thời điểm bất lợi cho Việt Nam khi đang tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về việc cung cấp vũ khí, bản báo cáo đầy đủ về sự tàn bạo của công an và nỗi bất an của công chúng do tổ chức Human Rights Watch ở New York phát hành, đã soi chiếu vào các lạm dụng sách nhiễu “rộng rãi” trong hệ thống Tư pháp.
Bản báo cáo cho biết có ít nhất là 24 trường hợp tử vong và vô số trường hợp đánh đập khi bị công an giam giữ từ năm 2010 và năm 2014. Trong đó, có 14 trường hợp tử vong mà cơ quan hữu trách nhận trách nhiệm,10 trường hợp đổ lỗi cho bệnh tật hoặc tự sát. Mặc dù không nói chuyện trực tiếp được với các nạn nhân vì sợ họ sẽ gánh chịu các hậu quả khác, Human Rights Watch nói rằng đây là cuộc điều tra quan trọng đầu tiên về loại thông tin này.
Trong tháng Tám, TNS Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse tuyên bố sẽ thúc đẩy Quốc hội Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm về việc bán vũ khí sát thương cho quốc gia Đông Nam Á này. Các tổ chức vận động nhân quyền khác dự kiến sẽ gây áp lực lên cả Việt Nam và Mỹ để ép buộc Hà Nội phải thay đổi cách cư xử với giới bất đồng chính kiến và thường dân. Việc công khai báo cáo của Human Rights Watch đã giúp phần hiệu quả vào các áp lực này.
Rất nhiều thông tin từ bản báo cáo lấy nguồn từ phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, bản báo cáo cũng ghi nhận là các nhà báo và báo chí cũng đối diện với những khó khăn vì tính chất nhạy cảm của chủ đề.
Hà Nội thường xuyên bị tấn công về các thánh tích nhân quyền nghèo nàn. Kể từ khi Myanmar tự do hóa, một số nhà bình luận nước ngoài cho rằng Việt Nam hiện nay là nơi tồi tệ nhất trong lĩnh vực nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền luôn được nêu ra trong hầu hết các chuyến viếng thăm của viên chức Mỹ, trọng tâm là các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Các quyền khác chỉ thỉnh thoảng được đề cập đến, ví dụ như quyền không thể bị công an đánh chết khi vi phạm nhẹ về giao thông như lái xe gắn máy không có mũ bảo hiểm.
Nạn công an tham nhũng, tàn bạo và kém hiệu quả là sự thật lập đi lập lại, đôi khi còn tốn kém và thậm chí đẫm máu đối với đại đa số công dân Việt Nam. Bản báo cáo năm 2013 của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền có viết: “Các lạm dụng sách nhiểu nhân quyền cụ thể gồm những việc như công an cảnh sát tiếp tục ngược đãi nghi phạm… bao gồm cả việc sử dụng sức mạnh gây chết người cũng như các bản án tù khắc nghiệt. .. Ảnh hưởng chính trị, nạn tham nhũng và thiếu hiệu quả tiếp tục làm sai lệch đáng kể hệ thống tư pháp.”
Giới bất đồng chính kiến và các blogger thường nêu các vấn đề như thế. Tuy nhiên đối với những người ở bên ngoài đang lên án thành tích nhân quyền của chế độ, quan tâm của họ về các vấn đề ấy thường đứng sau việc họ bị cầm tù. Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Vi Đức Hồi ở Lạng Sơn đã tiểu thuyết hoá một vụ bắt giữ, sau đó là việc đánh đập và cái chết của anh Nguyễn Văn Khương 21 tuổi ở Bắc Giang, Hà Nội trong năm 2010. Sự việc anh Nguyễn Văn Khương không phải là một hành vi chống đối liều lĩnh, báo chí truyền thông địa phương đã đưa tin về cái chết của anh và đã có một cuộc phản đối lớn trong đám tang của anh. Vì việc này và những việc khác nữa, ông Hồi bị bản án tám năm tù, sau đó giảm xuống năm năm.
Cái chết gây phẫn nộ của anh Khương không phải là duy nhất trong các tiêu đề trên báo chí chính thống của Việt Nam. Năm 2011, Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi đã dính líu vào một cuộc cãi nhau ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội sau khi công an tìm cách phạt người tài xế xe ôm vì để hành khách không đội mũ bảo hiểm.
Vụ cãi nhau nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, khi con gái vào thăm trong trại giam, ông Tùng than là mình bị tê liệt và tám ngày sau thì ông qua đời. Trịnh Kim Tiến, con gái ông đã phản đối và treo biểu ngữ bên ngoài cửa hàng của gia đình để phản đối cho sự vô tội của cha mình và sau đó cô thực hiện cuộc phản dối tiếp tục trên trực tuyến.
Chỉ riêng trong năm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về chín cái chết trong tù. Trong hầu hết các vụ án, nếu công an có bị truy tố thì thường không phải là tội sát nhân, một tội trọng, mà với tội danh nhẹ để được hưởng án nhẹ hơn.
Một vụ việc khác về quyền chính trị, cưỡng chế và cướp đất, từng khiến giới viết blog, các công dân – và cả các viên chức cao cấp nhất của chính phủ khi ấy – phải quan tâm. Đầu năm 2012 Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá, bằng vụ khí tự chế, đã đẩy lùi một lực lượng công an xông vào đất trại trục xuất ông và gia đình.
Có đến hơn 100 công an trong vụ việc và dù ông Vươn và thân nhân phải ra hầu toà, (các loại súng cầm tay không được công nhận ở VN) nhưng điểm nổi bật ở đây chính là có việc chiếm đoạt đất đai và tham nhũng ở trong nước và các lực lượng công an, đã và được phép thực thi việc chiếm đoạt bất hợp pháp ấy.
Công chúng đông đảo ủng hộ ông Vươn, gây lo lắng đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh điều tra, cuối cùng đã khám phá ra nhiều hành vi bất thường trong vụ cưỡng chế đất. Một số quan chức địa phương đã bị trừng phạt, nhưng số cá bị thiệt hại khi công an đến san bằng nhà đất của ông Vươn không hề được bồi thường.
Kính thưa quý thính giả, phụ lực với công an bạo hành dân chúng là những ai? Nhà nước CSVN ứng xử với những công an dùng bạo lực như vậy ra sao? Mới quý vị đón nghe phần hai bài viết của ký giả Helen Clark sẽ được gửi đến quý vị trong mục bình luận kỳ tới.
(Còn tiếp)