Với Khí hậu :
– Nơi nào dòng không khí hướng lên (vùng xích đạo và cận xích đạo chẳng hạn), nơi ấy ánh nắng mặt trời chiếu thẳng rất nóng tạo ra áp thấp khiến dòng không khí hướng lên mang theo nhiều hơi nước tạo ra nhiều mưa làm cây cối xanh tươi, rừng núi rậm rạp…
– Nơi nào dòng không khí hướng xuống, tức sau khi dòng không khí hướng lên trút hết nước mưa, không khí sẽ hanh khô tạo áp cao khô hướng xuống, nơi ấy sẽ là sa mạc.
Với kinh tế :
– Nước nào vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ồ ạt trút vào, nước đó sẽ đổi thịt thay da, tăng trưởng thần kỳ. Thái Lan cuối thế kỷ trước và TC đầu thế kỷ này là hai trong rất nhiều ví dụ.
– Nước nào vốn ngoại ồ ạt rời đi, nước đó sẽ khủng hoảng kinh tế, giảm GDP, giảm phát, giảm sức mua, giảm việc làm… Bong bóng tài chính vỡ, thị trường chứng khoán lao dốc… Cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan cuối thế kỷ trước và cuộc khủng hoảng tài chính do thị trường địa ốc vỡ, thị trường chứng khoán lao dốc, nợ xấu ngân hàng tăng… Của TC hiện tại là hai ví dụ điễn hình.
Hiện tại, ngay cả thịt heo, một trong hai loại thực phẩm thiết yếu của người Tàu, vậy mà ngày Tết sức mua thịt của dân Tàu cũng giảm mạnh cho thấy kinh tế Tàu thê thảm đến chừng nào! Tập đoàn địa ốc khổng lồ Evergrande vỡ nợ trong bối cảnh Bắc Kinh đang khó khăn trong việc kìm chế đà lao dốc của thị trường chứng khoán, khiến nguy cơ vỡ nợ dây chuyền tác động tiêu cực vào nổ lực kìm hãm đà giảm chứng khoán của chính phủ TC.
Năm qua, nhiều doanh nghiệp TC sụp tiệm, nhiều doanh nghiệp cố cầm cự mà không biết tương lai đi về đâu, trong bối cảnh một số doanh nghiệp FDI tiếp tục rời đi, số vốn FDI vào TC giảm mạnh… Đã vậy nội bộ TC chưa thôi âm ỉ việc Ông Tập sửa luật 2 nhiệm kỳ để làm chủ tịch nhiệm kỳ thứ 3, và có thể làm mãi mãi, khiến dư luận chính trường TC không phục, đang ngầm đổ lỗi cho chủ tịch Tập phải chịu trách nhiệm gây ra tình hình kinh tế bi đát của TC hiện nay.
Trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Trung Hoa là nước theo kinh tế thị trường. Sau năm 1949, kinh tế TC chuyển qua thể chế kinh tế kế hoạch, Quốc doanh là chủ đạo gây đói khổ. Ông Đặng Tiểu Bình đã cởi trói cơ chế, hứng dòng vốn ngoại với tôn chỉ “mèo đen mèo trắng mèo nào cũng được miễn là biết bắt chuột”, nhờ đó TC đã đổi thịt thay da nhanh chóng, phần lớn là nhờ dân Tàu năng động, phát huy năng lực kinh tế thị trường vốn có trước năm 1949, tạo ra tăng trưởng GDP thần kỳ.
Nay có vẻ cái áo thể chế đã chật cần thay áo mới. Nhưng Ông Tập, thay vì nới rộng áo thể chế, lại thắt chặt áo khiến vốn ngoại rời đi, dân Tàu bị bó chặt tay không thích nghi nổi… Gây ra tình trạng giảm phát, kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Thì…Theo quy luật tất yếu, chuyện gì đến sẽ đến thôi…