Prof. Dr. Dr. Alexander Görlach (FOCUS)
Nguyễn Xuân Hoài lược dịch
Câu chuyện bóng bay do thám Mỹ-Trung còn lâu mới kết thúc. Vẫn còn nhiều suy đoán về động cơ vụ này.
Các nhà bình luận ở Hoa Kỳ đều nhất trí cho rằng vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc này là “kinh nghiệm thức tỉnh” đối với người Mỹ.
Nhờ được bao bọc bởi các đại dương ở phía tây và phía đông, và được che chắn bởi hai nước láng giềng thân thiện người Mỹ xa lạ với mối đe dọa trực tiếp đối với đất nước của họ.
Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã gây ra một chấn thương tương ứng, mà sau hai cuộc chiến tranh và 20 năm “Cuộc chiến chống khủng bố”, giờ đây có thể sẽ được thay thế bằng một chấn thương mới.
Mặc dù khinh khí cầu từ Trung Quốc không phải là vụ đầu tiên, nhưng nhiều người Mỹ đến giờ mới hiểu mối đe dọa của Trung Quốc với đất nước họ.
Phản ứng ngang ngược của Bắc Kinh khi tỏ ra phẫn nộ về vụ bắn hạ vật thể bay do thám chắc chắn không giúp xoa dịu tình hình.
Đồng thời, thật thú vị khi xem các phản ứng nội tình Trung Quốc: các phương tiện truyền thông nhà nước hầu như im lặng về vụ bắn hạ và do đó kiềm chế không kích động tình cảm của công chúng đối với Hoa Kỳ, như thường xảy ra.
Một bài báo đề cập đến một sự kiện từng diễn ra trong quá khứ về việc quân đội Trung Quốc đã bắn rơi một khinh khí cầu của Hoa Kỳ vào năm 1974. Bài viết này ám chỉ Washington đương nhiên có quyền bắn hạ khinh khí cầu do thám Trung Quốc vào năm 2023.
Tập không biết về khinh khí cầu do thám sao?
Phản ứng của Bắc Kinh nói chung là im lặng trước vụ bắn hạ cho thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không biết gì về khinh khí cầu do thám.
Điều này hoặc cho thấy ông Tập không kiểm soát được tình hình trong nước hoặc và có nghĩa là chỉ thị chính trị của ông ta, chủ nghĩa dân tộc cực đoan kết hợp trung tâm kiểm soát của chế độ độc tài gặp khó khăn trong việc diễn giải thỏa đáng điều gì đã diễn ra trong thực tế.
Sau một thập kỷ cầm quyền của Tập Cận Bình, Bắc Kinh quá tin tưởng vào bản thân và say sưa với chiến thắng đến mức có lẽ người ta đã thực sự cho rằng Hoa Kỳ sẽ ngoan ngoãn dung thứ cho cuộc vượt biên này, cam chịu hành động ngang ngược, phô trương sức mạnh Bắc Kinh.
Rốt cuộc, ngay cả những người dễ bị kích động như Donald Trump cũng đã nhiều lần tỏ ra không tán thành phản ứng kiên quyết đối với các khinh khí cầu gián điệp khác của Trung Quốc.
Dường như có thể loại trừ khả năng việc ông Tập Cận Bình muốn công khai tỏ ra coi thường hoặc làm bẽ mặt người Mỹ trước chuyến thăm dự kiến và sau đó đã bị hủy bỏ của Ngoại trưởng Anthony Blinken .
Ông Tập đã đàm phán về chuyến thăm này trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Biden vào tháng 11 và thậm chí còn có ý định tiếp riêng ngoại trưởng, người theo nghi thức lễ nghi là cấp dưới của ông ta.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jack Sullivan cho rằng động cơ của Bắc Kinh hiện chưa rõ ràng. Còn đảng Cộng hòa đối lập thì cho rằng đây là một hành động khiêu khích có chủ ý của Bắc Kinh.
Giờ đây, cuộc đấu trí chính trị trong nước bắt đầu xem ai sẽ có hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Rõ ràng là chủ đề này cũng sẽ định hình chiến dịch bầu cử tổng thống tiếp theo.
Ông Tập đã vượt qua đỉnh cao quyền lực
Trên thực tế, các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ giúp giảm bớt căng thẳng giữa hai nước, bởi vì hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phụ thuộc vào nhau và thực sự không nên để xung đột vượt quá tầm kiểm soát.
Việc đánh giá sai tình hình thậm chí còn châm ngòi cho cuộc xung đột đang âm ỉ với một kết quả không chắc chắn. Đối với Tập Cận Bình, đây sẽ là một thảm họa. Mong rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu có cái đầu minh mẫn khi xử lý vấn đề này.
Vụ việc hiện nay cho phép có một cái nhìn hiếm hoi đối với hậu trường ở Bắc Kinh. Trái ngược với niềm tin phổ biến, mọi thứ đều khôn ngoan, có trật tự và có tầm nhìn xa đã diễn ra hàng thập kỷ nay.
Tập Cận Bình đã qua đỉnh cao quyền lực của mình và đã bị suy yếu bởi nhiều cuộc khủng hoảng mà ông ta đã gây ra. Ông ta đã không thể đánh giá chính xác sự thất bại hoặc thậm chí để ngăn chặn nó, thực sự là xung quanh ông ta chỉ có những kẻ xu nịnh luôn đồng ý, chia sẻ thế giới quan của ông ta.
Mỹ phải giữ cái đầu lạnh
Giờ đây, Hoa Kỳ không được phạm sai lầm như từng diễn ra sau vụ tấn công khủng bố năm 2001. Rốt cuộc đã cho thấy nước Mỹ rõ ràng dễ bị tổn thương, như đã thể hiện trong vụ các tòa tháp bốc khói và sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới.
Niềm tự hào bị tổn thương dẫn đến sự tức giận, cuồng nộ, làm cho nước Mỹ có một loạt hành động (chiến tranh Guantanamo, Iraq) để rồi phải ân hận, xấu hổ nhiều chục năm sau đó. Khi nói đến Trung Quốc, điều quan trọng bây giờ là giữ bình tĩnh và không phản ứng thái quá./.