Nền giáo dục bầy đàn

- Quảng Cáo -

Đỗ Thành Nhân

I- Điển tích xưa

chuyện lịch sử, sau này được làm điển tích cho phương pháp “giáo dục bầy đàn”. Xã hội hiện đại các ông chủ áp dụng để quản lý các trang trại súc vật quy mô lớn; còn các thể chế độc tài vận dụng để quản lý toàn diện nhà nước và xã hội.

Tóm tắt điển tích lịch sử “chỉ Hươu nói Ngựa” của Triệu Cao, trở thành thành ngữ của Trung Quốc “chỉ lộc vi mã” – (指鹿为马) như thế này (https://tamhonxanh.com/thanh-ngu-tieng-trung-chi-huou…/)

- Quảng Cáo -

Một hôm lên triều, Triệu Cao sai người mang tới một con hươu vào cung Hàm Dương, nói với nhà vua “đây là con ngựa”, rồi chỉ tay xuống các đại thần, hỏi lớn: “nếu bệ hạ không tin lời của thần thì có thể hỏi các vị đại thần”.

Các đại thần nhìn lên mặt của Triệu Cao thì thấy trên khuôn mặt đó một nụ cười nham hiểm, các vị đại thần chợt hiểu ra dụng ý của Triệu. Nhiều người sợ hãi và muốn lấy lòng Triệu Cao liền nói theo rằng đó là ngựa. Có người tôn trọng sự thực thì nói thẳng đó chỉ là hươu, thì liền sau đó trở thành đối tượng bị xử lý thê thảm dưới trướng của Triệu Cao.

Khi các đại thần đều “chỉ Hươu nói Ngựa” thì Triệu Cao thấy rằng công cuộc “giáo dục bầy đàn” thành công và có quyền cai trị thiên hạ. Vậy là Triệu Cao quyết định soán ngôi, lật đổ nhà Tần thiết lập nền cai trị mới.

II-Ngụ ngôn nay

Nền “giáo dục bầy đàn” thường áp dụng trong các nhà nước cai trị, nhà nước này được điều hành bởi một người, một gia đình hoặc một băng nhóm. Với mục tiêu giáo dục ra bầy đàn ngoan ngoãn để nhà nước độc tài dễ dàng cai trị theo ý của mình. Nội dung của phương thức này là dối trá và tàn bạo. Phương thức này gọi là thành công, khi từng cá thể trong hệ thống tự dối trá ngay chính cả bản thân của mình và ngoan ngoãn nghe theo hiệu lệnh (chỉ đạo).

Ở đây không bàn về bản chất của nền “giáo dục bầy đàn”, bài viết đưa ra vài câu chuyện có thật hoặc hư cấu (tùy nhận định từng người) về phương thức “giáo dục bầy đàn” của hệ thống.

  1. Ngày Ba

Hoàng đế lập quốc chết vào ngày Hai. Vua mới lên thay, quyết định chuyển sang ngày Ba. Nhà Vua đưa cả triều đình lên thuyền bơi ra giữa hồ lớn.

– Nhà vua báo: “Hoàng đế ra đi vào ngày Ba”.

– Nhiều người biết chuyện nhưng không nói, có người vừa nói: không phải, ngày Hai.

Vậy là tiếng “tõm” nhẹ nhàng, người nói “ngày Hai” chìm xuống hồ nước, mặt hồ sủi tăm, lăn tăn gợn sóng rồi bình lặng như không có chuyện gì.

Hôm sau, triều đình đau buồn thông báo đến bá tánh: Hoàng đế vĩ đại ra đi vào ngày BA.

  1. Sống mãi

Triều đình muốn phục sinh cho Hoàng đế bằng cách ướp xác như đang nằm ngủ. Xong đưa lên thuyền bơi ra giữa hồ lớn, thông báo cho toàn thể bá quan, thần dân đến thăm miễn phí.

Lần lượt từng người đến thăm “Hoàng đế nằm ngủ”.

– Sai nha hỏi: Hoàng đế thế nào?

– Có người trả lời: “chết rồi”.

Vậy là tiếng “tõm” nhẹ nhàng, người nói “chết rồi” chìm xuống hồ nước, mặt hồ sủi tăm, lăn tăn gợn sóng rồi bình lặng như không có chuyện gì.

Những người khác thấy vậy đồng thanh hô lên: “Sống mãi, sống mãi, sống mãi”, rồi cúi đầu lặng lẽ đi qua.

  1. Tấm gương anh hùng

– Có kẻ tâm thần, bị phỉnh cầm lựu đạn ném vào chợ dân sinh, chính quyền bắt xử tội: thành tấm gương anh hùng.

– Có tay bụi đời, tự châm xăng vào người để đốt kho đạn rồi chết hoang đường: thành tấm gương anh hùng.

– .v.v…

Thầy cô phải dạy học trò noi theo tấm gương anh hùng. Nếu không dạy: bị mất dạy. Đến lượt họ dạy, nếu học trò không học: bị mất học. Tấm gương anh hùng trở thành “sống mãi”.

– Hỏi thầy cô dạy tấm gương anh hùng: có dạy con mình như vậy không? họ cúi mặt im lặng!

– Hỏi quan chức xây dựng tấm gương anh hùng: họ im lặng, cho con ra nước ngoài học.

  1. Bạn 4 tốt

Quốc gia láng giềng ngang nhiên xâm chiếm biển đảo; cướp tàu, giết hại ngư dân; chiếm giữ tài nguyên, ngư trường quốc gia.

– Triều đình nói: “bạn 4 tốt”

– Người yêu nước nói: “kẻ xâm lược”.

Người nói “kẻ xâm lược” biến mất xuống hồ, sau đó bình lặng như không có chuyện gì.

  1. Chủ nghĩa hiện đại

Lục địa già Châu Âu với kinh nghiệm tiến hóa trong lịch sử loài người, vứt cái mũ Mác-Lê vào giỏ rác lịch sử. Triều đình mang về chụp lên đầu làm quốc sách.

– Triều đình nói: “hiện đại”.

– Người thức thời nói: “lạc hậu”.

Người nói “lạc hậu” biến mất xuống hồ, sau đó bình lặng như không có chuyện gì.

  1. Bài học câm mồm

* Triều đình bất tài, lạm phát 3 con số, tiền mất giá, mang cả nắm tiền để mua mớ rau.

– Triều đình tuyên bố: ổn định, không đổi tiền.

– Có người hiểu chuyện nói: đổi tiền.

Người nói “đổi tiền” biến mất xuống hồ, sau đó bình lặng như không có chuyện gì.

Kết cục: triều đình đổi tiền, người nói đổi tiền trước vẫn biến mất.

* Đại gia bắt tay quan tham lừa đảo thành quốc nạn, triều đình dung túng.

– Có người nói: bắt đại gia lừa đảo.

– Người nói: bị bắt phạt.

Kết cục: đại gia lừa đảo cũng bị bắt, người nói trước vẫn bị hình phạt.

* Vùng biên cương nội an bất ổn, buôn lậu, buôn người tràn lan

– Có người nói: chuyển quan Bộ Hình từ phương Nam ra trấn vùng biên ải.

– Người nói: bị bắt phạt.

Kết cục: quan Hình Bộ từ phương Nam cũng chuyển ra vùng biên ải, người nói trước vẫn bị hình phạt.

***

Vậy là cả xã hội đã biết câm mồm, không ai dám nói trước dù là sự thật; càng không ai dám có ý nghĩ sáng tạo, khai phóng. Bộ Dục trình thành tích lên Ban Ma giáo, Ban Ma giáo báo lên Triều đình, Triều đình tổng kết “nền giáo dục bầy đàn” đã thành công rực rỡ.

Kết quả của “nền giáo dục bầy đàn”: Sau nhiều thế hệ bị cai trị, Triều đình đã đào tạo được một xã hội như súc vật: ngoan ngoãn, biết im lặng, không dám nói sự thật và thỏa hiệp với dối trá. Tạo ra một hệ thống người khom lưng (gù), ai đứng thẳng thì trở thành khuyết tật./.

- Quảng Cáo -