Chuyển đổi địa danh

- Quảng Cáo -

Bị Cạo Râu

Tháng 12-1975, 3 tỉnh duyên hải nam trung bộ là Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Tuy cùng với 2 tỉnh miền núi thuộc cao nguyên Lâm Viên là Tuyên Đức với Lâm Đồng được nhập 1 với cái tên trên trời rơi xuống là Thuận Lâm. Tỉnh lỵ Thuận Lâm đóng ở Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận (quê hương tổng thống Thiệu).

Qua năm 1977, thấy không ổn nên 3 tỉnh duyên hải được tách khỏi 2 tỉnh miền núi để trở thành Thuận Hải, cũng là 1 cái tên vô cùng xa lạ (tỉnh này sau đó được người dân gọi trại tên là Sợ Hãi vì chính sách ngăn sông cấm chợ khắc nghiệt của nó với các cán bộ thuế vụ và công an nổi tiếng hung thần). Còn Tuyên Đức và Lâm Đồng nhập lại thành tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Thời đó, vùng đất Thuận Hải lưu truyền câu ca dao đen như sau:

- Quảng Cáo -

” Công an thuế vụ kiểm lâm

Trong 3 thằng đó muốn đâm thằng nào

Kính thưa toàn thể đồng bào

Trong 3 thằng đó thằng nào cũng đâm”.

Câu ca dao trên nói lên sự căm ghét của đồng bào đối với các thành viên của bộ máy chính quyền thời đó.

Điều đáng nói là, 3 tỉnh trên có địa danh cả trăm năm, từ thời Pháp đến thời Mỹ- VNCH, tên của nó đã biến thành ký ức của người dân. Ai cũng biết cái câu nổi tiếng “Cọp Khánh Hòa ma Bình Thuận” có từ trước khi vua Bảo Đại được sinh ra xa lắc.

Người Pháp phân chia địa giới hành chánh rất khoa học và hợp lý để tiện quản trị nhưng khi các anh vào, các anh xóa mẹ nó hết để làm lại.

Một thời gian sau thấy Thuận Hải ko ổn, các anh tách ra, từ 3 tỉnh còn 2, làm biến mất tỉnh Bình Tuy của người ta. Mỗi lần tách nhập tỉnh kiểu này (trên cả nước) tốn kém vô cùng và nó cho thấy trí tuệ của những người chủ trương tách nhập thời điểm ấy là có vấn đề.

2- Bây giờ các anh lại nhập, một đợt nhập vô cùng lớn, những tên làng xã truyền thống gắn với ký ức máu thịt hàng trăm năm của người dân bị biến mất, ai mà chịu được.

Dù mục đích tách nhập là gì, nhưng việc ký ức cộng đồng bị xóa sổ qua tên làng tên xã khiến đồng bào đau đớn và phản ứng. Ký ức đó chính là văn hóa làng xã được hình thành và gìn giữ lâu đời . Cái mà các anh đang xóa bỏ cũng chính là cái các anh đòi 350k tỷ đồng để “phục hưng” nó.

Mục đích của việc tách nhập địa giới hành chính lâu nay thường được nêu ra là rất tốt đẹp nhưng chẳng mấy khi đạt được, mà cụ thể nhất là chuyện tinh giản biên chế. Các anh càng tinh giản thì bộ máy càng phồng lên đáng kinh ngạc. Có đầy đủ số liệu hàng chục năm qua để chứng minh điều đó, từ lúc chủ trương tinh giản bắt đầu.

Có một trường hợp mà đồng bào nêu bật lên, là nhập xã Quỳnh Đôi nổi tiếng khoa bảng (của tỉnh Nghệ An) với xã Quỳnh Hậu thành xã Đôi Hậu- một địa danh xa lạ mới toanh vừa thô kệch vừa buồn cười. Cái tên Quỳnh Đôi kể từ nay biến mất ko tăm tích cùng với ký ức tập thể của nó hàng trăm năm nay. Đáng buồn cho người dân ở đó. Lệnh quan đã ban ra khiến họ phải chịu thua trong việc gìn giữ địa danh quê nhà.

3- Việc sáp nhập quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 làm ra tp Thủ Đức hợp lý ở chỗ các anh giữ nguyên tên gọi Thủ Đức lâu đời vì số 2 và số 9 dễ bỏ mà cũng chẳng có truyền thống gì, nó chưa có đủ ký ức lừng lẫy như quận 1, quận 3 và quận 5 (qua câu thành ngữ ” Ăn q.5, nằm q.3, vui chơi q.1) của Sài Gòn.

Mai mốt, nếu sáp nhập Củ Chi với Hóc Môn, ko biết các anh định lấy tên gì, miễn là ko phải Củ Môn kỳ cục. Cần Giờ sáp nhập Nhà Bè thì đừng lấy tên Cần Nhà là được. Giả sử sáp nhập tphcm với Biên Hoà thì các anh sẽ lấy tên gì cho hợp lý nhỉ, hihi.

Thôi thì các anh muốn làm gì thì làm, khi quyền lực trong tay. Người cộng sản vốn nổi tiếng bảo thủ ít chịu lắng nghe. Nếu các anh thận trọng, chịu khó sửa chữa mọi thứ như ý kiến đóng góp của đồng bào thì đất nước hôm nay đã khác./.

- Quảng Cáo -