Ai bóc lột công nhân?

- Quảng Cáo -

TS. Phạm Đình Bá  (VNTB)

Trên VNTB, Anh Hùng Sơn kể về chị PTV đang tất bật chuẩn bị bữa trưa cho chồng và hai đứa con nhỏ. Chị quê Nghệ An đã có thâm niên 11 năm gắn bó với công ty ở Sài Gòn, với mức lương khoảng 9 triệu/tháng. Chị vẫn muốn làm cho tới lúc nghỉ hưu, có như vậy chị mới có thể duy trì chi phí trang trải cuộc sống và chăm sóc cho con. [1]

Tháng 5/2023, Đảng / Nhà nước quyết định mức lương tối thiểu sẽ tăng từ 1,5 triệu/tháng vào năm 2019 lên 1,8 triệu/tháng năm nay.

Trên thực tế, mức lương trung bình của công nhân mới vào nghề là khoảng 5,4 triệu/tháng, công nhân các hãng xưởng là khoảng 7,8 triệu/tháng, và công nhân tay nghề cao là 10,8 triệu/tháng. [2] Họ phải làm việc rất nhiều và trong những điều kiện rất khó khăn để có thu nhập cho đủ sống.

- Quảng Cáo -

Mức lương để đủ sống và không rơi vào tình trạng nghèo đói ước tính là khoảng 5,8 triệu/một tháng, theo những nguồn đáng tin cậy. [4]

Tuần nay ở Bangladesh, nổ ra các cuộc biểu tình đòi tăng lương từ mức lương tối thiểu khoảng 2 triệu/tháng, tính đến ngang bằng về sức mua giữa hai nước. Nhà nước Bangladesh đồng ý tăng lương cho công nhân may mặc lên 3 triệu/tháng. Công nhân đã từ chối mức tăng lương nầy và đang tiếp tục đòi tăng lương tối thiểu lên 4 triệu/tháng cho người lao động mới vào nghề và 5 triệu/tháng cho các công nhân khác, phù hợp với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. [3]

Từ “Trọng” bên dưới được dùng như là biểu tượng của Đảng / Nhà nước. Tại sao Trọng kềm chế lương công nhân dưới mức lương để đủ sống? Ưu tiên hàng đầu của Trọng là hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.

Các công ty nước ngoài đầu tư để lập nhà máy ở VN thường xuyên mướn gia đình tùy tùng của giai cấp quyền lực để xử dụng những móc nối của họ trong việc làm ăn. Mức lương thấp nhất của những người quản trị doanh nghiệp với vốn nước ngoài là 39 triệu/tháng và mức lương trung bình là 55 triệu/tháng. [5]

Trọng kềm lương công nhân để gia đình tùy tùng của giới cầm quyền có mức lương rất cao, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của công nhân.

Trọng đảm bảo nguồn lao động dồi dào với lương rẻ ở VN để hấp dẫn vốn nước ngoài. [6] Giữ nguồn lao động cho dồi dào không dễ nhưng Trọng cố “dồn đi, bóp đến”.

Trọng để các vùng nông nghiệp trên cả nước đa phần là nghèo, khiến dân ở các vùng nầy thường phải di dân đến các vùng có công nghiệp để tìm cuộc sống tốt hơn.

Đây là một ví dụ cụ thể về “dồn đi”. Gần 50 năm sau “giải phóng”, dân Nghệ An vẫn nghèo, một số những người trẻ phải đi lao động nước ngoài, bao gồm cả 39 người đi chiu bị chết trong xe đông lạnh ở Anh.

Dân nhập cư đến các đô thị có công nghiệp lại vướng vào rào cảng hộ khẩu, khiến gia đình họ gặp khó khăn về chỗ ở và tiếp cận các dịch vụ công cộng. Hoàn cảnh sống bấp bênh khiến họ phải chấp nhận mức lương thấp và điều kiện làm việc nguy hiểm và thường không an toàn, chỉ để kiếm sống.

Đây là ví dụ cụ thể về “bóp đến”. Người lao động nhập cư trong ngành may mặc thường phải đối mặt với gánh nặng kép về các vấn đề sức khỏe và an toàn từ nơi làm việc cũng như hoàn cảnh xã hội khó khăn. Họ phải chịu áp lực do thời gian làm việc dài, yêu cầu về khối lượng và tốc độ cao trong công việc. [7]

Một ví dụ nữa về “bóp đến” là hộ khẩu. Mặc dù đăng ký hộ khẩu đã dễ hơn trước, nhưng hệ thống hộ khẩu vẫn tồn tại và gây ra những rào cản lớn cho người lao động nhập cư. Phần lớn người lao động nhập cư đăng ký thường trú ở quê, và là cư dân tạm thời tại các thành phố nơi họ làm việc. Nhưng các dịch vụ xã hội dành cho người không thường trú vẫn còn hạn chế và chưa theo kịp thay đổi về kinh tế. [7]

Trọng cũng giữ nguồn lao động dồi dào bằng cách giữ cho dân không học được nhiều. Đây là một chuyện về giáo dục.

“Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra.”, theo nhận xét của giáo sư Mạc Văn Trang. [9]

Trong các thương lượng để VN tiếp cận thị trường nước ngoài và đầu tư quốc tế, Trọng hứa sẽ bảo vệ quyền lợi công nhân và tôn trọng việc công nhân tổ chức các nghiệp đoàn độc lập. Thực tế ra sao?

“Các đảng cộng sản cầm quyền đều có các tổ chức gọi là “công đoàn”, nhưng chỉ là những tổ chức quan liêu, cánh tay nối dài của giới cầm quyền độc tài, chứ không đại diện gì cho quyền lợi công nhân cả.”, theo nhận xét của Jackhammer Nguyễn. [10]

‘Chúng tôi có tiếng nói nhưng chúng tôi thực sự không thể nói được’, theo các công nhân hãng Hansae ở Sài Gòn. [11]

Luật Lao động 2019, có hiệu lực từ đầu năm 2021, cho phép thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động, độc lập với các công đoàn quốc doanh. Tuy nhiên, đã hơn bốn năm qua, cho đến nay vẫn chưa có tổ chức đại diện độc lập nào được thành lập. [12]

Thế thì công nhân sống ra sao? Mặc dù công nhân trung bình kiếm được nhiều hơn gấp đôi mức lương tối thiểu, nhưng họ phải làm nhiều giờ và làm việc quá nhiều ngày không nghỉ ngơi. [4]  Công nhân nhập cư thường trải qua những nỗi buồn, cô đơn và căng thẳng vì bị xa cách gia đình con cái, cô lập về mặt xã hội và chịu đựng mức hỗ trợ xã hội thấp. [7]

Năm nay, công nhân thấp thỏm bị sa thải cận Tết. [1] Một chị công nhân chia xẻ – “Tôi có 3 đứa con nhưng phải gửi về quê hai đứa để ông bà nuôi, còn đứa con gái 1 tuổi thì vợ chồng cố gắng chăm sóc vì còn quá nhỏ. Hai vợ chồng đi làm mỗi tháng được hơn 15 triệu, chia ra đủ loại chi phí, cuối cùng cũng không còn dư đồng nào để phòng thân. Nghe mấy công ty may mặc sa thải nhân viên, tôi cũng lo lắng nhiều lắm”. [1]

Bài nầy phóng họa những nguyên nhân gây nên khó khăn trong đời sống của công nhân. Nó đơn giản hóa vấn đề rất nhiều nhưng vẫn nắm bắt những điểm chính. Đầu tiên, Trọng đang theo đuổi chính sách ngu dân. Trọng kềm dân cho nghèo đến cùng quẫn để bán lao động cho gia công nước ngoài. Thiểu số lãnh đạo đỏ có lợi mà công nhân bị hại. Trọng trấn áp và bịt miệng những công nhân muốn lên tiếng cho quyền lợi của người lao động.

Trên quê hương, các khẩu hiệu nhan nhản khắp nơi – “..”, “..”, “Hạnh Phúc”, trên thực tế, chỉ là bố láo!

Nguồn

1- Hùng Sơn. VNTB – Công nhân thấp thỏm bị sa thải cận Tết. 04/12/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-cong-nhan-thap-thom-bi-sa-thai-can-tet/.

2- Take-profit.org. VIETNAM WAGES DATA. 07/12/2023; Available from: https://take-profit.org/en/statistics/wages/vietnam/.

3- Hasnat, S., Workers Making Clothes for Top Brands Reject a Proposal: $113 a Month Unions in Bangladesh say a proposed wage increase falls short after a weekend of violent protests., in The New Yor Times. 07/12/2023.

4- Fair Labor Association, Toward Fair Compensation in Vietnam: Insights on reaching a living wage. Washington, DC: Fair Labor Association, 2019.

5- SalaryExpert. International Compensation & Benefit Manager in Saigon, Vietna. 2023; Available from: https://www.salaryexpert.com/salary/job/international-compensation-and-benefit-manager/vietnam/ho-chi-minh-city.

6- Berliner, D., et al., Labor standards in international supply chains: Aligning rights and incentives. 2015: Edward Elgar Publishing.

7- Tuan, P.C., The Health and Safety of Migrant workers in the Garment industry in Vietnam: Key issues and potential strategies. 2019, Griffith University.

8- Lâm Bình Duy Nhiên. Tiếng Dân – Thảm trạng giáo dục. 6-12-2023; Available from: https://baotiengdan.com/2023/12/06/tham-trang-giao-duc/.

9- Mạc Văn Trang. Tiếng Dân – Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay. 1-10-2023; Available from: https://baotiengdan.com/2023/10/01/may-suy-nghi-ve-giao-duc-pho-thong-hien-nay/.

10- Jackhammer Nguyen. Tiếng Dân – Nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam và sự bôi bác cộng sản. 19/11/2022; Available from: https://baotiengdan.com/2022/11/19/nghiep-doan-doc-lap-tai-viet-nam-va-su-boi-bac-cong-san/.

11- Matthew Clare, ‘We Have Voices But We Can’t Really Speak’: transnational privatisation and (de)juridification of women’s employment in global export manufacturing—a case study of Hansae Vietnam Co Ltd. Transnational Legal Theory, 2020. 11:4, 454-483.

12- Cox, A. and S. Le Queux, Towards an independent workers’ voice in Vietnam? Labour and Industry, 2023: p. 1-15.

- Quảng Cáo -