Có thể nói mô hình chính trị và kinh tế VN rất giống TC (Trung Cộng), chỉ khác nhau về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa… Giống nhau cả căn bệnh tham nhũng và cách chống lại căn bệnh khó chữa này. Nếu phía TC phòng chống tham nhũng bằng cách đả hổ diệt ruồi thì phía VN phòng chống tham nhũng theo cách “Lò nóng lên rồi củi khô củi tươi gì cũng cháy”.
Nhưng kết quả kinh tế, chính trị hai nước lại hoàn toàn khác, dẫu TC và VN đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, có lúc tỷ lệ tăng trưởng GDP lên hai con số, gần như thần Kỳ.
Tuy vậy, nếu phía TC vừa giỏi “chà đồ nhôm” tức chôm đồ nhà (tham ô, tham nhũng), vừa rất giỏi chôm đồ của các nước khác (ăn cắp hoặc cưỡng đoạt công nghệ và sản phẩm trí tuệ của thế giới), vừa cho các nghiên cứu sinh TC ra nước ngoài lấy bằng tiến sĩ quốc tế thật, giáo sư quốc tế thật, để chen chân vào các học viện, trung tâm nghiên cứu của các nước nhằm cài cắm gián điệp chôm các công trình nghiên cứu giá trị, lôi kéo chất xám của các nước làm việc cho TC… Đó là lý do TC rất giỏi “làm nhái” hàng hóa nước khác, hầu như làm được rất nhiều loại hàng hóa, trở thành công xưởng thế giới, thành chuỗi cung ứng toàn cầu…
Thì VN chỉ giỏi “chà đồ nhôm”, tức giỏi chôm đồ nhà (tham ô tham nhũng, diệt mãi không hết…). Nhưng không chôm được công nghệ và sản phẩm trí tuệ của các nước. VN cũng có rất nhiều giáo sư tiến sĩ như TC, song hầu hết là từ các lò ấp trong nước hoặc từ Đông Đô, không thực chất như các giáo sư tiến sĩ của TC, nên chưa thể làm được con ốc vít? VN đúng là “khôn nhà dại chợ”.
Câu hỏi đặt ra là mô hình Trung – Việt y chang nhau, giống nhau cả căn bệnh suy yếu kinh tế đang hoành hành, sao kết quả kinh tế của hai nước lại không giống nhau? Vì sao?
Phải chăng mô hình chính trị và kinh tế của TC không phủ hợp với xã hội VN? Và phải chăng mô hình kinh tế Mỹ có thể phù hợp hơn với đặc điểm của xã hội VN? Nếu đúng vậy thì việc hai nước Việt – Mỹ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có thể tạo bước ngoặt mới cho kinh tế và xã hội VN?