Chính sách “an ninh năng lượng” của nhà nước CSVN đã sai từ đầu. Sai nhiều thứ

- Quảng Cáo -

Nhân Tuấn Trương

Chuyện này nói hết là mất rất nhiều thì giờ. Ở đây chỉ nói một số điểm.

Giá điện VN hiện thời là phù hợp với các quốc gia “đang mở mang”. Hệ thống phát điện và hệ thống phân phối điện của VN cũng tương đồng với các quốc gia “đang phát triển”. Toàn bộ thuộc sở hữu nhà nước.

Các quốc gia “đang phát triển”, ngoài các yếu tố “nhân công rẻ và có tay nghề cao”, an ninh nội bộ bảo đảm, các quốc gia này luôn giữ giá năng lượng thấp. Giá điện VN thấp hơn TQ “một chút xíu”. Mục đích hiển nhiên là để thu hút tài phiệt đầu tư.

- Quảng Cáo -

Một quốc gia “phát triển bền vững” thì nguồn năng lượng, ngoài giá cả thấp, nhà nước phải bảo đảm sự liên tục của nguồn điện.

Tình hình thiếu điện ở miền Bắc, cho dầu đến từ bất kỳ nguyên nhân nào, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà nước.

Lẽ nào nhà nước CSVN không thấy luồng vốn đầu tư Mỹ-Âu từ TQ sẽ “chảy” vô VN (và các quốc gia khác) cũng như tài phiệt công nghệ sẽ rút từ TQ chuyển qua các quốc gia khác?

Do “đầu óc vùng miền”, nhà nước CSVN ưu tiên đặt các nhà máy ở các tỉnh miền Bắc.

Vấn đề là nguồn điện miền Bắc đa số là thủy điện, lệ thuộc vô “thiên nhiên”. Khi gặp hạn hán (như hiện thời), hoặc xí nghiệp nước ngoài phải đóng cửa, hoặc phải cúp nguồn điện cho dân. Trong khi miền Nam thì dư điện. Nguồn điện miền Nam phong phú là nhờ các nhà máy điện khí.

Hệ quả dân Hà Nội và các tỉnh ngoài Bắc phải chịu “cực hình” đến từ cái nóng trên 40°C.

Sai lầm khác, về môi trường, việc xây dựng cẩu thả, chủ trương “bê tông hóa” đồng thời chặt bỏ hết cây xanh, cộng thêm số lượng xe cộ tăng vọt… Hà Nội đã “nóng” càng thêm ngột ngạt.

Về vấn đề xe cộ, chưa thấy quốc gia đang phát triển nào cho nhập xe vô suy tính trong khi hạ tầng cơ sở chỉ thích hợp cho dân đi bộ, đi xe đạp.. thời đầu thế ký 20.

Nhiều người hãnh diện về chuyện này. Theo tôi đó đã và đang là cái “họa”.

Với đà tranh chấp Mỹ-Trung, các xí nghiệp Mỹ, Âu từ TQ sẽ chuyển đi. Theo tôi VN lại “trể chuyến tàu” công kỹ nghệ hóa. VN thiếu điện, tài phiệt không ai vô VN hết cả.

Về lâu dài, VN sẽ thiếu điện, ngay cả ở miền Nam, nếu các dự án điện khí (từ mỏ Cá Voi xanh) hay đường ống từ Indonesia không được thực hiện.

Nguyên nhân là TQ chớ không phải ai hết cả.

Lãnh đạo CSVN không thuộc bài vỡ lòng về địa chính trị. TQ sẽ không bao giờ cho phép VN phát triển hơn TQ.

An ninh năng lượng cũng là an ninh quốc gia. Thiếu năng lượng quốc gia hỗn loạn. TQ sẽ quấy phá tới cùng để VN không thể khai thác các mỏ khí đốt, hay các dự án ống dẫn khí từ Indonesia. (Ngoại trừ đường ống dẫn từ các mỏ trong vịnh Thái lan về nhà máy Ô môn).

Lùm xùm tàu bè TQ rà tới rà lui trên thềm lục địa VN… gây rối việc khai thác dầu khí (khiến các nhà đầu tư phải bỏ đi)… Chuyện khẳng định “effectivité” là một, chuyện không để VN tự chủ về năng lượng mới là chuyện đáng nói./.

- Quảng Cáo -