Mỗi lần có đại gia, quan chức như FLC, Vạn Thịnh Phát, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Đỗ Hữu Ca sa lưới, dư luận người Việt lại thể hiện sự hả hê, không phải mừng, tin vào công cuộc đốt lò của ông Trọng. Thời gian, thực tế đủ để người ta biết cái lò không đốt tham nhũng mà chỉ là trò chơi quyền lực, phe cánh. Người ta vui vì chiêm nghiệm, thực chứng cho luật trời ác giả ác báo, gieo gió gặt bảo. Sự giàu có của mọi đại gia, sự thăng tiến của các quan chức ở xứ thiên đàng đều tích tụ từ nước mắt và mồ hôi của người dân, tài nguyên, môi trường của đất nước. Với cha con Trần Quý Thanh Tân Hiệp Phát, sự hả hê ấy còn đồng thuận ở mức độ cao hơn vì tội ác, sự nguy hai của gia đình này đã lộ rõ từ gần 10 năm qua chuyện con ruồi, nhưng do thể lực nào đó phù phép, tội ác không bị ngăn chặn mà được tiếp sức ngày càng lớn hơn theo đà làm giàu nhanh chóng mặt của họ.
Trần Quý Thanh khởi nghiệp từ năm 1994 trong cơ hội cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thâu tóm công ty Bia quốc doanh Bến Thành giống như Hồ Kim Thoa thâu tóm Điện Quang. Tân Hiệp Phát bán nước pha hóa chất nhập từ Trung Quốc và nhanh chóng chiếm thị phần đứng hàng thứ 3 trong ngành nước giải khát nhờ hàng núi tiền quảng cáo lừa dối.
Thế nhưng tên tuổi của Thanh và Tân Hiệp Phát được nhiều người biết đến qua vụ án con ruồi trong chai nước bất công, bất nhân đến tàn nhẫn năm 2015. Anh Võ Văn Minh bán nước giải khát ở Tiền Giang phát hiện có con ruồi trong chai nước của Tân Hiệp Phát và gọi điện cho công ty yêu cầu mua sự im lặng với giá hơn 1 tỷ đồng. Công ty thương lượng, thỏa thuận giá 500 triệu đồng. Anh Minh bị bắt khi đang nhận tiền, bị tuyên án 7 năm tù sau hai phiên tòa đình đám. Bảy luật sư đã tình nguyện bào chữa miễn phí cho anh Minh nhưng chỉ được tiếp xúc với anh sau khi công an đã kết luận điều tra.
Các luật sư cho rằng giao dịch “chai Number One có ruồi đổi lấy 500 triệu đồng” là giao dịch dân sự, xuất phát từ sự thỏa thuận tự nguyện giữa bị cáo Minh và Công ty Tân Hiệp Phát.
Nhưng HĐXX cho rằng , bị cáo sẽ có các lựa chọn như khiếu nại đến công ty hoặc thông báo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý để đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và để cho nhà sản xuất xem lại sản phẩm, xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi. Thế nhưng, bị cáo đã tìm gặp đại diện công ty để đưa ra yêu cầu đổi sản phẩm lấy tiền để đổi lấy sự im lặng, là không phù hợp. Hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần đưa thông tin lên truyền thông đã đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt.(1)
Anh Minh là lao động chính duy nhất nuôi dưỡng cha mẹ già trên 70 tuổi và vợ con. Bản án 7 năm tù không chỉ trừng phạt ánh mà đủ làm cho cả gia đình tan nát. Rất nhiều tiếng khóc uất nghẹn của người vợ trẻ và đứa con 5-7 tuổi, nước mắt lặng câm của người cha già trên 70 tuổi làm nát lòng người dự khán. Luật sư Nguyễn Hoài Nam đã nhận đỡ đầu cho con anh Minh đến khi trưởng thành. Dư luận bức xúc thương cảm nhưng không đủ sức lay chuyển các quan tòa, đánh thức lương tri đang ngủ yên của gia đình họ Trương trong vị thế là người chiến thắng.
Gia đình anh Minh tan vỡ, vợ anh ly hôn. Bên thua cuộc trong phiên tòa này không chỉ có anh Minh mà là toàn bộ người tiêu dùng. Quyền khiếu nại, yêu cầu thương lượng với nhà sản xuất đã bị thủ tiêu. Theo “án lệ” này, việc khiếu nại, thương lượng đòi bồi thường với nhà sản xuất là cưỡng đoạt tài sản. Thật ra, anh Minh không phải là nạn nhân đầu tiên của con ruồi Tân Hiệp Phát, báo chí đã phát hiện ra ba người khác đã bị bắt trước đó trong trường hợp tương tư. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã nhắc lại trên fb cá nhân như sau. “Năm 2011 một người ở Gò Vấp bị bắt vì phát hiện sản phẩm lỗi của Tân Hiệp Phát khi đòi 70 triệu đồng và Tân Hiệp Phát đồng ý trả 1/3, lúc trao tiền, bị bắt luôn.
– Năm 2013, anh T. cũng thương lượng, lúc nhận tiền bị bắt.
– Chị H. ở Đồng Nai, cũng giao tiền thì bị bắt.” (2)
Dùng công an tòa án để xử tù khách hàng, che lấp lỗi sản phẩm của mình đã là sở trường thế mạnh của Tân Hiệp Phát. Không chỉ với người nghèo cô thế mà ngay với các đại gia tầm cỡ cũng bị cha con Trần Quý Thanh cho vào tròng đình đám nhất là trong đại án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là CBBank) của đại gia Phạm Công Danh. Trong vụ án này, Trần Ngọc Bích (con của Trần Quý Thanh) cùng một số người thân trong gia đình gửi hơn 5.000 tỷ đồng tại VNCB dưới hình thức 124 sổ tiết kiệm, sau đó thế chấp sổ tiết kiệm cho VNCB để vay tiền tại VNCB.
Tuy nhiên, khi tiền vay về tài khoản bà Bích thì bị cáo Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới chuyển sang tài khoản của mình để tất toán các khoản vay khác không hồ sơ, chứng từ trước đó.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã tuyên thu hồi 5.190 tỷ đồng vì đây là vật chứng của hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; buộc bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quí Thanh phải trả cho VNCB 5.190 tỷ đồng; buộc bị cáo Phạm Công Danh phải có nghĩa vụ trả cho nhóm bà Bích 5.190 tỷ đồng (như bản án sơ thẩm). Khoản tiền bị cáo Danh nợ nhóm bà Bích sẽ được tách ra bằng một vụ kiện dân sự khác nếu nhóm bà Bích có yêu cầu.(3)
Việc gửi tiền tiết kiệm hơn 5000 tỉ đồng rồi thế chấp số tiết kiệm, vay lại cũng ngần ấy số tiền bỏ vào tài khoản để cho Phạm Công Danh chiếm đoạt là việc làm kỳ lạ không thấy tòa xét hỏi làm rõ động cơ.
Càng kỷ lạ và bất minh hơn nữa khi tòa cố tình bịt miệng Phạm Công Danh về lời khai đã trả lãi ngoài cho Trần Quý Thanh số tiền khủng là 2700 tỉ đồng. Báo Dân Trí đã tường thuât chi tiết về sự kiện này như sau:
“Trả lời thẩm vấn, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận đã sai khi có hành vi lập khống hồ sơ để vay tiền từ các ngân hàng khác. Tuy nhiên, bị cáo Danh xin tòa cho được trình bày số tiền hơn 6.000 tỉ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án hiện đã “đi đâu về đâu”.
“Thời điểm năm 2013, bị cáo đã phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để giải quyết áp lực chăm sóc khách hàng. Số tiền vay được bị cáo đã đưa cho bà Hứa Thị Phấn 3.600 tỉ đồng để lấy tài sản từ ngân hàng ra nhưng đến nay chưa lấy tài sản ra được. Ngoài ra, bị cáo còn phải trả 2.700 tỉ đồng tiền lãi ngoài cho ông Trần Quý Thanh (Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát)…”, bị cáo Phạm Công Danh cho biết.
Hội đồng xét xử ngắt lời bị cáo Danh và nhắc đi nhắc lại 3 lần rằng không được trình bày vấn đề này, lý do là các nội dung trên đã trình bày trong các phiên tòa giai đoạn 1 của vụ án và nay không thuộc phạm vi xét xử của giai đoạn 2.
“Tôi rất bức xúc vì hành vi chi lãi ngoài nhưng chưa bao giờ được nói”, bị cáo Phạm Công Danh tỏ ra bức xúc. HĐXX lưu ý ông cần tuân theo sự điều khiển phiên tòa của chủ tọa, lưu ý ông giữ bình tĩnh không ảnh hưởng sức khỏe.” (4)
Sự ưu ái quan tâm đến sức khỏe mà cố tình ém nhẹm lời khai về số tiền lãi khung khiếp giúp Trần Quý Thanh hưởng ngon ơ 2700 tỉ đồng không cần biết nó có hợp pháp hay không trong lúc Phạm Công Danh chỉ với bàn tay trắng phải è cổ thi hành án hơn 6000 tỉ đồng đã gây thiệt hại. Một lần nửa tòa án, công lý thuộc về phe Thanh bắt cần luật lệ.
Từ thế mạnh quyền lực này, gia tộc họ Trần đã mở rộng nguồn thu sang lĩnh vực nhạy cảm khác là tham gia thị trường bất động sản, mở công ty mua bán nợ (5)
Nợ có khả năng thu hồi đương nhiên chủ nợ không mắc mớ gì phải bán, với nợ khó đòi, chủ nợ phải chịu thua thì cha con Trần Quý Thanh có lợi thế, phép màu nào thu hồi đuọc mà dám mua? Phải chăng họ tư tin vào mối quan hệ công an, tòa án với bề dày thành tích vừa qua?
Điều đáng nói là song hành với sự giàu có và thế lực ngày càng bành trướng, sự nhẫn tâm của cha con họ Trần cũng tăng theo tương ứng.
Thời điểm cuối tháng 10 năm 2020, trên mạng xã hội loan truyền một đoạn clip dài hơn 20 phút ghi lại hình ảnh bà Đặng Thị Kim Oanh – chủ tịch HĐQT tập đoàn địa ốc Kim Oanh, quỳ lạy khóc lóc van xin dưới chân bà Trần Uyên Phương – “ái nữ” của ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát tại trụ sở THP nằm trên đường quốc lộ 13 (đại lộ Bình Dương) thuộc phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương.
Bà Kim Oanh là bà trùm bất động sản Bình Dương và Đồng Nai với quỹ đất sạch lên đến hàng trăm hecta trị giá hàng chục nghìn tỷ, có hàng chục công ty thành viên và hàng nghìn nhân viên phải quỳ lạy người trẻ hơn mình chục tuổi ngay trước mặt con cái của mình cho thấy hoàn cảnh của bà bức xúc, túng cùng đến mức nào. Ấy thế mà con người có trái tim bằng đá này không chút động lòng vẫn khăng khăng cướp đoạt tài sản bà Kim Oanh bằng thủ đoạn tinh vi là hợp đồng giả cách.
Biết bà Kim Oanh muốn vay 350 tỷ, công ty THP đã bắt bà phải làm hợp đồng cho người nhà của Tân Hiệp Phát đứng tên làm chủ dự án giá trị trên 1000 tỉ đồng. Khi đến hạn hoàn trả vốn thì Tân Hiệp Phát không trả lại dự án. Đã vậy số tiền vay đã được trả dần chỉ còn 80 tỉ đồng.
Bà Kim Oanh chia sẻ lý do bà phải dẫn đàn con sang trụ sở THP và quỳ lạy Trần Uyên Phương “Dự án cả ngàn tỷ, tôi cầm cố vay 350 tỷ, trả ông Minh, bà Trang 115 tỷ, trả lãi THP hơn 90 tỷ, bị THP “phạt” 35 tỷ, mất cho “cò” Phú hơn 17 tỷ, vậy là tôi chỉ còn cầm có hơn 80 tỷ. Tài sản ngàn tỷ mà chỉ đổi được hơn 80 tỷ, còn uất ức nào bằng? Thế nên tôi tuyệt vọng quỳ xuống khóc lóc van xin. Tôi van xin, tôi lạy vì không muốn đối đầu”.
Tức nước vỡ bờ, bà Kim Oanh đã tố cáo, C 01 Bộ Công An đã từng khởi tố vụ án từ năm 2021 nhưng rồi lại đình chỉ điều tra vì lý do rất nhì nhằng. Có lẻ thời điểm ấy phép màu chống lưng của Tân Hiệp Phát vẫn còn linh nghiệm.
Không chỉ phạm pháp trong thương vụ lừa đảo với bà Kim Oanh cha con Chủ tịch Tân Hiệp Phát còn dính nhiều vi phạm tại một số cuộc đấu giá đất nhưng đến nay vẫn chưa xử lý.
Công an Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kết luận cha con họ Trần đã “có sự thông đồng, móc nối với nhau để dìm giá giành quyền mua tài sản mà không phải đấu giá với đối thủ nào khác” khi đấu giá khu đất 80.000 m2 tại Côn Đảo.
Ngày 24-2-2022, Thanh tra Bộ Tư pháp cũng công bố Quyết định thanh tra số việc chấp hành pháp luật về đấu giá tài sản với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bình Phước, trong việc ĐGTS theo Hợp đồng số 03/HĐ-DVĐGTS ngày 13.4.2021. Thời hạn thanh tra 30 ngày.
Tại cuộc đấu giá này, bà Bích và cấp dưới là ông Phạm Phú Quốc (nhân viên của Tân Hiệp Phát) cùng đăng ký tham gia. Việc hai người cùng một tổ chức cùng tham gia cuộc đấu giá là sai so với Luật Đấu giá tài sản và Quy chế cuộc đấu giá. Tuy nhiên Trung tâm Dịch vụ Đấu giá tài sản tỉnh Bình Phước đã không nhắc đến vi phạm này mà vẫn cho bà Bích và ông Quốc cùng tham gia “đấu” nhau. (6)
Đã hai năm trôi qua, cuộc thanh tra chìm xuống không thấy có kết luận. Rỏ là có bàn tay vô hình nào đó đã che chắn cho những sai phạm cho cha con Trần Quý Thanh từ chuyện con ruồi, đại án Ngân hàng xây dựng và thành khủng long tội ác với vụ mua bán lá mặt lá trái, quân đò quân xanh hiện nay. Thế lực đó là ai? Dư luận không ngần ngại chỉ thằng ra Tổng Trọng.
Năm 2014, với cương vị Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng đã thân chinh dự lễ khánh thành nhà máy nước tăng lực của Thanh ruồi ở Hà Nam. Việc lãnh tụ đảng nổi tiếng trong sạch, vô tư tham gia sự kiện của một doanh nghiệp tư nhân thật hiếm hoi hót hơn cả chuyện cô diễn viên phim sex tằng tịu với ứng cử viên tổng thống Trump. Hình ảnh Trần Quý Thanh đi đứng ngồi ngang hàng bằng vai phải lứa với Nguyễn Phú Trọng lan truyền trên báo chí như mọt thứ bủa chú linh thiêng như chìa khóa vạn năng tháo tung mọi cánh cửa. (xem ảnh)
Nhưng trong thể chế tham nhũng tràn lan từ thượng tầng Bộ Chính Trị, Chính Phủ truyền xuống đến hạ cấp công an phường xã dù không phải là Tổng Trọng thì cũng có khối quan tham khác sẳn sàng bán miếng bánh quyền lực che chắn, chia chác với Trần Quý Thanh. Cũng chỉ có chế độ cộng sản với những quan chức táng tận lương tâm lấy thảm họa covid, lấy cái chết đau đớn của người dân làm cơ hội nhũng nhiễu chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng mới hun đúc ra những đại gia máu lạnh như cha con Trần Quý Thanh. Trong môi trường thối rữa đó, không có Thanh ruồi thì cũng có những Thanh giòi bọ khác.
1-https://thanhnien.vn/phuc-tham-vu-an-con-ruoi-nua-ti-bac-khang-cao-keu-oan-tuyen-y-an-185591246.htm
4-https://dantri.com.vn/phap-luat/pham-cong-danh-tra-lai-ngoai-cho-tran-qu…