VN, Phillipines, China và UNCLOS

- Quảng Cáo -

UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea – Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) quy định, tuỳ theo đường bờ biển của một quốc gia, kích thước của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ – Exclusive Economic Zone) sẽ được tính từ bờ trên đất liền và kéo dài tới 200 hải lý (370,4 km) ra ngoài biển. Quốc gia đó có các quyền thăm dò, khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như độc quyền cho phép và điều hành các hoạt động như đánh cá, nghiên cứu biển và các hoạt động khác.

Tuy nhiên, một quốc gia ven biển cũng có thể nới rộng vùng EEZ hơn 200 hải lý nếu thềm lục địa ngoài 200 hải lý là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ từ trong đất liền. Trong những trường hợp như vậy, quốc gia ven biển có độc quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm ngoài 200 hải lý, nhưng không có chủ quyền đối với vùng nới rộng này.

Philippines lập luận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Cộng, bao trùm hầu hết Biển Đông, vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong việc khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, theo quy định của UNCLOS.

Philippines cũng cáo buộc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trên các thực thể tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, bao gồm Bãi cạn Scarborough và một số rạn san hô ở quần đảo Trường Sa.

- Quảng Cáo -

Philippines đã đệ đơn kiện Trung Cộng tại UNCLOS vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 cho rằng các yêu sách của Trung Cộng đối với gần như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp theo UNCLOS.

Vụ kiện đã được xét xử bởi một hội đồng trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Vào tháng 7 năm 2016, tòa đã đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, tuyên bố sự khẳng định chủ quyền của Trung Cộng trong đường “lưỡi bò” dựa theo yếu tố lịch sử và quyền hạn không dựa trên cơ sở pháp lý định nghĩa qua hiệp ước UNCLOS. UNCLOS kết luận Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng EEZ bằng cách quấy nhiễu các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí của Philippines, và ngang nhiên xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi đá không nằm trong chủ quyền của Trung Cộng. Tuy nhiên, Trung Cộng bác bỏ phán quyết và từ chối tham gia tố tụng, xử dụng lý lẽ ngang ngược của kẻ mạnh.

Mặc dù phán quyết của UNCLOS chỉ là chiến thắng trên danh nghĩa, UNCLOS không có khả năng thi hành phán quyết của mình. Vậy thì tại sao Phillipines vẫn kiện?

Khi kiện Trung Cộng, Phillipines đã nói cho thế giới biết rằng Phillipines là một quốc gia có độc lập, có chủ quyền và Phillipines sẽ cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình. Đó là điều mà Đảng CSVN sẵn sàng hy sinh để đổi lấy sự toàn vẹn của Đảng hầu có thể cai trị đất nước Việt Nam trong lâu dài.

Ngoài ra, với lý lẽ thường tình, của bị ăn cắp mà không chịu khai báo, thì sau này của bị ăn cắp tìm lại được, biết ai là chủ nhân thực thụ mà đem trả lại?

Tháng Sáu 2019, Trung Cộng dùng tàu đánh cá có vũ trang và cảnh sát biển quấy nhiễu, rượt và ngay cả đánh chìm một vài tàu đánh cá của Phillipines trong vùng EEZ của Phillipines. Gần đây, tháng 11, 2019, hải quân Trung Cộng tấn công và ngăn chận 2 thuyền tiếp liệu của Phillipines cho căn cứ quân sự tại đảo Second Thomas.

Nhưng sụ xung đột giữa Trung Cộng và Phillipines đã không đến mức độ nghiêm trọng như các xung đột giữa Trung Cộng và Việt nam. Trung Cộng tấn công chiếm đóng Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, Trường Sa/Gạc Ma năm 1988. Sau đó còn xây nhiều đảo nhân tạo nằm trong hẳn khu vực EEZ của Việt Nam. Hải quân Trung Cộng nhiều lần đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam, và đôi khi cầm tù hay hạ sát ngư nhân Việt trên biển.

Trong tay với chiến thắng tại UNCLOS, Phillipines luôn lớn tiếng trên thế giới phản đối Trung Cộng mỗi khi có xung đột xảy ra. Trong khi đó Việt Nam vẫn giữ thái độ của kẻ hèn nhát van xin đàn anh Trung Cộng giữ vững hoà bình, tình láng giềng một cách tủi nhục. Thay vì nêu đích danh Trung Cộng thì Đảng CSVN lại xử dụng các cụm từ mơ hồ như “tàu lạ tiến vào lãnh thổ”, hay “tàu lạ đụng chìm tàu đánh cá Việt Nam”.

Nhận rõ mối đe doạ ngày càng gia tăng của Trung Cộng, vào tháng 6 năm 2021, Philippines và Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết của họ đối với Thoả Thuận Hợp Tác Quốc Phòng (EDCA) trong cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin. Sự kiện này đã làm cho Trung Cộng bớt hung hăng với Phillipines trong biển Đông.

Trong mấy chục năm qua, Việt Nam đứng trong vị trí trung lập, không tham gia liên minh quân sự nào với Mỹ, Úc, Nhật, … và cũng không thẳng thừng tuyên bố là đứng chung với Trung Cộng. Với chính sách “đu dây” này Đảng CSVN đã giữ cho sự xung đột tại biển Đông tương đối lắng dịu.

Tuy nhiên, với chiến tranh Ukraine xảy ra bất ngờ vào năm 2022, với tham vọng trở thành “người chơi“ (playmaker) chính trên thế giới của Bắc Kinh, và tham vọng tiến chiếm Đài Loan của Tập Cận Bình thì cái yên ổn tạm thời mà Đảng CSVN có trong thời gian vừa qua có thể gặp nhiều thay đổi bất ngờ.

Chiến tranh Ukraine đã cho Bắc Kinh nhiều kinh nghiệm quân sự thực tế để áp dụng nếu có một ngày nào Bắc Kinh tấn công Đài Loan và cũng dự trù được sự phản ứng của thế giới đi tới đâu khi sự kiện Đài Loan xảy ra. Bắc Kinh vừa làm thế giới kinh ngạc trong tháng 3, 2023 khi Bắc Kinh đã đứng ra dàn xếp thoả thuận hòa bình giữa Iran và Ả rập Saudi, là hai kẻ thù không đợi trời chung. Thời cơ bắt đầu chín mùi để Bắc Kinh tiến hành việc tấn công Đài Loan, đó là cách hành xử của kẻ đang trở thành “nhân vật chính” trên bàn cờ thế giới.

Cuộc chiến tranh Đài Loan nếu xảy ra sẽ đưa Việt Nam vào tình trạng khó xử. Ủng hộ Trung Cộng tức là ủng hộ hành động xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực, bất chấp công ước quốc tế, đồng nghĩa với sự chấp thuận việc Trung Cộng chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng EEZ của Việt Nam.

Phản đối Trung Cộng ngay khi chiến tranh Đài Loan xảy ra sẽ làm cho Trung Cộng càng tức giận hơn khi Trung Cộng cần có hậu thuẫn từ mọi nơi, đó là điều mà Đảng CSVN không bao giờ muốn.

Phương cách tốt nhất là Việt Nam phải tách rời sự khẳng định chủ quyền biển đảo của mình ra khỏi cuộc chiến tranh Đài Loan mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nguy cơ cho cuộc chiến tranh đó ngày càng gia tăng. Tốt nhất là Việt Nam nên kiện Trung Cộng trước toà án UNCLOS ngay trong lúc này để tránh các hậu quả thảm hại hơn về sau.

Tổ tiên ta hàng ngàn năm qua luôn sống dưới sự đô hộ của nước Tàu. Tuy phải quỵ lụy cống lễ hàng năm, nhưng tổ tiên không bao giờ hy sinh lãnh thổ để đổi lấy thanh bình, và nhất là khi cần đánh là đánh, từng nhiều lần xua đuổi quân xâm lược Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ, tạo ra biết bao nhiêu chiến công lừng lẫy. Đảng CSVN nên học lấy kinh nghiệm của tổ tiên trong việc giữ nước.

ĐẢNG CSVN PHẢI KIỆN TRUNG CỘNG RA TOÀ UNCLOS TRONG NĂM 2023./.

- Quảng Cáo -
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM
Bài trướcMục tiêu của chính sách
Bài kếThắng lợi kép
Phòng Trực của Chân Trời Mới Media ở Âu Châu đặt tại Paris, Pháp Quốc.