Chuyện đấu đá nội bộ đã xảy ra suốt gần nửa thế kỉ này trong đảng Cộng sản Việt Nam, và không riêng gì Việt Nam, nơi đâu có Cộng sản, nơi đó mức độ tàn khốc khi đấu đá sẽ diễn ra cao nhất có thể. Vấn đề là cường độ gia giảm tàn khốc khi đấu đá tùy thuộc vào thời cuộc. Thời nào kinh tế phát triển, miếng ăn thơm và nhiều thì thời đó đấu đá, tranh giành mới lên cao, mức độ tàn khốc mới tăng vọt.
Cũng giống như chuyện tham nhũng, thụt két quốc gia, biển thủ, thậm chí tổ chức những đường dây tội ác để kinh doanh trên mạng sống nhân dân… những chuyện này diễn ra từ lâu lắm rồi, đâu phải mới, và hầu hết các đảng viên Cộng sản, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng đều có sân sau, có cách để thụt két quốc gia, tham nhũng, đục khoét, có ai sạch đâu, chỉ có kẻ không may và kẻ ăn lộ liễu bị bắt, bị phơi bày ra ánh sáng, kẻ nào chưa bị phơi bày không hẳn trong sạch mà là biết chùi mép sau ăn, biết giấu giếm hành tung, đơn giản vậy thôi.
Giờ là thời điểm “đất chật người đông”, tuy rằng mọi thứ phì đại, kinh tế có vẻ phát triển, nhưng kì thực, mọi nguồn tài nguyên, khoáng sản, và cả tài nguyên đất cũng đang hạn hẹp, teo tóp dần theo thời gian. Trong khi đó, số lượng đảng viên tăng vọt, từ con số chưa đầy ba triệu trong gần nửa thế kỉ, vậy mà trong vòng mười năm đã tăng lên hơn gấp đôi.
Và đây cũng là thời điểm “quần ngư tranh thực” nặng nề nhất, việc tranh ăn tranh thua giữa các đảng viên. Trong một sinh quyển chính trị đầy tranh ăn tranh thua và khốc liệt như vậy, người ta còn cách nào khác ngoài việc chọn cho bản thân một thứ vũ khí chính trị thâm độc nhất có thể để phòng thân và để mang ra thết các đồng chí của mình khi cần thiết?!
Đương nhiên, kẻ có những vũ khí hạng nặng phải là kẻ có quyền lực lớn, có tầm cỡ nhất, chuyện này, không cần nói ra người ta cũng thừa biết Nguyễn Phú Trọng là vị có vũ khí nặng nhất rồi.
Và một khi có những biến động đáng quan tâm, người ta bắt đầu mở vũ khí, việc ông Trọng đốt lò chống tham nhũng, về mặt kinh tế xã hội, dường như đây là một cuộc chống sâu mọt trong hệ thống, rõ rồi. Thế nhưng bản chất sâu xa bên trọng của vụ việc lại là một cuộc tranh đấu, một cuộc tàn sát lẫn nhau để tạo ra một hệ thống thông suốt, không bị cản địa. Bởi giữa miền Nam và miền Bắc luôn có một sự hiềm khích và dòm nhau không thiện cảm.
Từ chỗ các quan thần cấp cao bị đánh bật dần dần ra khỏi hệ thống trung ương, thường trực hoặc ban bí thư và sau đó thì những con cá mập lớn bị mang ra làm thịt.
Tết này, lời chúc tết có lẽ sẽ là của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước như đã từng sau cái chết của Chủ Tịch Trần Đại Quang. Và một khả năng khác, Bộ Trưởng Công an có thể bước vào một vị trí khác làm bước đệm để nhảy lên ghế lãnh đạo, vừa gần với Tổng Bí Thư để song kiếm hợp bích, bởi dù sao, cũng là dân Bắc có lý luận với nhau.
Nếu thế sự diễn biến theo chiều hướng này, thì đây là kết thúc có hậu cho ông Nguyễn Phú Trọng nhưng lại kết thúc vô hậu cho đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi sau vụ đốt lò của ông Trọng, dường như mối hiềm khích vốn dĩ mông lung tung trong nội bộ Cộng sản nay đã chuyển sang chỗ có hướng, có lớp lang và chủ đích. Và, nếu vậy đây cũng có thể coi rằng, thời điểm loạn mười hai sứ quân đang bắt đầu./.
Trích đoạn bài “Trùm cuối là vợ Chủ tịch?“ của VietTuSaiGon’s blog
Tựa: Admin