Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết việc bỏ cấp tổ dân phố, tổ nhân dân khi sắp xếp lại, giúp chính quyền thành phố tinh giản số người hoạt động không chuyên trách từ 50.000 người xuống còn gần 26.000 người.
Thông tin này được nhiều người dân tán thành, cũng có người đề nghị nên giảm tiếp xuống chỉ còn 13.000 người cũng vẫn hiệu quả.
Một cuộc tranh luận trên nhiều trang mạng xã hội cho thấy đó là mong muốn của người dân lâu rồi.
Tài khoản Oánh Trương cho rằng “lẽ ra phải dẹp đám ‘cú vọ’ này từ lâu rồi”.
Tài khoản Bình An cũng cho rằng dẹp là phải, “tổ dân phố phường ở quê nhà tôi có uy quyền lắm, ăn tạp mỗi khi về quê ai cũng than. Mười người hết chín người chửi rồi”.
Ngocsau Pham còn đề nghị dẹp luôn đám dân phòng cho đủ bộ. Phan Minh thêm ý kiến, đề nghị dẹp tất cả các hội đoàn “ăn hại”, vì sự có mặt của họ chỉ để “trang trí” mà thôi.
Tài khoản Dzung Cu Xuan thì không tin vào quyết định xóa sổ tổ dân phố của ông Mãi: “Buồn thì xoá. Vui thì thêm. Làm tới làm lui cho có việc”.
Còn tài khoản Hoàng Quang Vinh thì nhân vụ này “nói cho đã miệng, viết cho đã tay” như sau:
“Người Dân Việt Nam đã/đang còng lưng đóng thuế, để nuôi 2 bộ máy khủng khiếp nhất thế giới: Bộ máy đảng và bộ máy chính phủ. Nhân sự của bộ máy đảng từ trung ương đến tận tổ dân phố/xóm/ấp. Tức số lượng nhân sự bộ máy này tương đương với bộ máy Chính phủ, nhưng được che giấu rất lưu manh.
Cụ thể là các “trưởng ban” thì cấp hàm tương đương cấp bộ trưởng trong bộ máy chính phủ, nhưng núp trong vỏ bọc “trưởng ban”. Cái “ban” này lại là kẻ lãnh đạo/chỉ đạo, thậm chí có quyền đề xuất xử lý tất cả các cấp bên chính phủ..
Nói theo kiểu “dí dỏm” thì đảng “chỉ tay 5 ngón” mọi quyết sách đều do đảng quyết định…
Trên thế giới, một đất nước trở nên thành/bại là ở bộ máy điều hành trực tiếp của Chính phủ, nhưng ở Việt Nam quái thai thay khi đất nước đạt được điều gì đó thì công đầu tiên thuộc về bộ máy “chỉ tay 5 ngón” nhưng ngược lại thì lôi bộ máy chính phủ ra chịu trận. Kẻ chỉ tay 5 ngón không thằng nào chịu trách nhiệm.
Nói cách khác thằng có chức nhưng không có quyền và ngược lại. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nói: “Đất Nước đã mở cửa hơn 30 năm nhưng nền kinh tế như một đứa trẻ không chịu lớn. Điều này cũng từ hai bộ máy chằng chịt khổng lồ này mà ra”./.