Trừ phẩy trùng tả có thể khiến cơ thể tháo hết nước sau khi uống. Bình thường không thể có chuyện vừa uống nước vừa đái hết, uống bao nhiêu đái hết bấy nhiêu, ngay cả khi ruột người thẳng hơn ruột ngựa.
Và nếu cơ thể bị phẩy trùng tả gây thổ tả, đến mức uống bao nhiêu nước tháo ra hết ngay lập tức, chính là lúc cơ thể có thể chế.t vì mất nước nếu không được điều trị đúng cách.
Trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước nổ lực điều chỉnh tiền tệ, điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá hối đoái… Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, giải quyết thanh khoản…
Trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động theo xu hướng xấu, lạm phát cao, lãi suất tăng, tỷ giá nhảy múa… Ngân hàng nhà nước phải liên tục điều chỉnh… có lúc như làm xiếc tiền tệ, vừa bơm tiền ra thị trường để giải quyết thanh khoản, vừa hút tiền về để ngăn lạm phát… Cứ như một người vừa uống nước vừa đái để uống thoải mái, uống bao nhiêu cũng không sợ rối loạn tiêu hoá, vì đái ra hết.
Tiếc là mạch máu tiền tệ cũng giống hệ tiêu hoá của cơ thể, không thẳng tuột để cung tiền bơm ra hoặc lượng nước uống vào, sẽ ngay lập tức hút (tiền) về hoặc tháo (nước) ra… Nó phải có một độ trễ nhất định để hấp thụ trước khi…
Từ đầu năm đến nay, ngân hàng nhà nước đã bơm ra rất nhiều tiền qua các kênh mở để giải quyết thanh khoản, và thu tiền về bằng cách bán ra thị trường hàng tỷ USD để giữ ổn định tỷ giá, hoặc tổ chức đấu thầu bán tín phiếu để hút tiền về nhằm ngăn chặn lạm phát.
Nghiệt là, tuy ngân hàng nhà nước đã liên tục bơm tiền ra thị trường, đặc biệt đã nới rộng biên độ tỷ giá, tức phá giá VND so với USD, và đã nâng lãi suất, mở đường cho các ngân hàng thương mại và các quỷ tín dụng tham gia đua lãi suất để thu hút tiền gửi …
Song có vẻ cuộc đua lãi suất không thu hút được nhiều tiền gửi, gần như chỉ giúp người gửi tiền rút tiền ngân hàng gửi qua gửi ngân hàng có lãi suất cao hơn để hưởng thêm lợi…
Nghĩa là thị trường đang khan vốn, cơ thể đang thiếu nước… Nên có vẻ như ngân hàng nhà nước phải đóng lại kênh tín phiếu, tức kênh hút tiền về, và mở rộng kênh bơm tiền để bơm vốn và bơm thanh khoản ra thị trường, bất kể có tạo nguy cơ lạm phát. Gần giống như một người khát nước, đang có nhu cầu uống nước chứ chưa mắc đái.
Xưa có câu thơ đỏ:
“Và anh chế.t trong khi đang đứng bắn
Má.u anh tuông theo lửa đạn cầu vồng”.
Nay có câu thơ tếu:
Và anh uống trong khi anh đứng đái
Nước phun ra như lượng nước uống vào…