Thằng cháu hỏi:
– Chú ơi, con nghe nói chính thể miền nam trước kia cũng giàu có, văn minh, tại sao trong chiến tranh họ lại thua miền bắc hả chú?
– À, tại miền nam lúc đó không có thiên tài, còn miền bắc thì nhiều như sao trên trời con ạ.
– Thiên tài là sao hả chú?
– Chẹp! Nghĩa là…nghĩa là người ấy được trời ban cho một tài năng rất đặc biệt, có thể xếp vào dạng thần, thánh chứ con người không thể cao siêu như thế được. Hiểu chưa?
– Vậy chú có thể cho con biết các thiên tài ấy là ai không ạ?
– Ủa? Thế 16 năm học dưới mái trường XHCN, mày không nhận ra những thiên tài mà các thầy cô đã liên tục nhét vào đầu mày à? Vậy tao hỏi mày ha:
:> Anh Nguyễn Văn Trỗi khi bị trói toàn thân vào cây cột để chờ tử hình. Thế mà anh ấy đưa tay lên giật tung được mảnh vải bịt mắt. Thế có phải là thiên tài hông? Người thường sao làm được chuyện đó. Đúng chưa?
:> Chị Võ thị Sáu khi ra pháp trường cũng bị trói tay ra phía sau, và có 2 hàng lính đi kèm 2 bên áp giải. Ấy vậy mà chị Sáu nhà mình vẫn hái hoa cài lên mái tóc được. Không thiên tài là gì?
:> Anh phi công Nguyễn văn Bảy học 7 ngày đã xong 7 lớp. Khi chiến đấu trên không, máy bay anh bị địch bắn thủng 82 lỗ, trong đó có lỗ rộng đường kính tới 30cm nằm ngay trước mặt. Thế là anh vội lấy bàn tay che lỗ thủng, vì vận tốc máy bay lúc ấy đang là 700km/h, còn lại 1 tay cầm cần lái cho máy bay hạ cánh an toàn. Trong dzụ này nhờ thiên tài của anh Bảy mà chiếc máy bay lủng tới 82 lỗ vẫn không cháy nha.
Và, nào những thiên tài bắn xâu táo 1 phát giết được 5 tên giặc; thiên tài ghì càng trực thăng không cho bay lên; thiên tài dùng rìu chém rớt máy bay, thiên tài ém máy bay trong mây, tắt máy chờ máy bay địch xuất hiện là xông ra bắn; thiên tài lấy thân chèn pháo; thiên tài lấp lỗ châu mai….
Đấy! Toàn những thiên tài đều ở phe miền bắc. Còn miền nam, tất cả quân, dân, cán, chính đều là những con người bình thường. Họ có những cái hay, có những cái dở, có mặt tốt, và cũng có cả mặt xấu. Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
– Dạ, con hiểu rồi ạ
– Hiểu như thế nào?
– Dạ hiểu rằng, từ lâu con đã bị lừa ạ./.