FOCUS-online-Experte Thomas Jäger
Những ngày này, có rất nhiều suy đoán về lý do tại sao Putin lại liên tục nã tên lửa dữ dội vào Ukraine. Dù sao thì lý thuyết trả thù không thuyết phục. Có nhiều lý do phức tạp hơn buộc Putin phải đóng vai “người hùng”.
Liệu Putin có trả thù bằng cách bắn tên lửa của Nga vào các thành phố trên khắp Ukraine? Ông ta bị cáo buộc tiến hành hành động này nhằm trả đũa, phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine và hù dọa ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của Ukraine, sau khi Ukraine được cho là đứng sau vụ tấn công Cầu Kerch.
Điều đó có thể đúng một phần vì Tổng thống Nga vô cùng tức giận khi các cơ quan tình báo của ông không bảo vệ được Cầu Kerch này. Nhưng thực chất toan tính của con người này lạnh lùng hơn nhiều. Vả lại điều đó chỉ liên quan một nửa đến Ukraine.
Nửa còn lại xoay quanh việc duy trì vị trí quyền lực của ông ta trong Điện Kremlin. Bởi vì chiến tranh càng kéo dài thì càng bộc lộ sự thất bại của Nga rõ ràng hơn đối với thế giới. Các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga càng trở nên khắc nghiệt hơn, do đó càng thu hẹp khả năng hành động của Putin.
Cỗ xe lu hơi nước của Nga bị sập – và kế hoạch của Putin
Sau khi các lực lượng vũ trang của Nga tỏ ra không thể thực hiện được kế hoạch tối đa – nhanh chóng đánh chiếm Kiev – hoặc ít nhất là kế hoạch tối thiểu – chiếm đóng thần tốc Donbass – một kiểu bế tắc trên chiến trường đã tồn tại trong vài tuần qua. Con tàu chạy bằng hơi nước của Nga, được nhiều người cho là tiến chậm nhưng đều đặn, đã bị nghiền nát ngay sau cuộc phản công của Ukraine, và các lực lượng Ukraine đã giành lại được những khu vực rộng lớn ở cả vùng Đông Bắc và Đông Nam của đất nước.
Tình hình quân sự hiện nay cho thấy Nga đang lo sợ trước bước tiến vững chắc của Ukraine để tái chiếm lãnh thổ của mình. Quân đội Nga buộc phải nhiều lần tháo chạy, phá vòng vây. Ukraine là người quyết định các diễn biến trên chiến trường.
Với việc sáp nhập bốn đặc khu hành chính một cách giả tạo, Putin muốn giành thế chủ động từ phía Ukraine để có thể thiết lập lại tốc độ các sự kiện. Điều này chỉ thành công về mặt hình thức khi hoàn thành một quá trình tạo ra một thế giới ảo tưởng, cụ thể là Nga đã có một biên giới mới ở phía tây.
Cho đến ngày nay, điều này thậm chí còn không thể hiện trên giấy tờ – chính phủ Nga vẫn chưa biết chính xác biên giới với Ukraine nên chạy đến đâu – và trên thực tế, đó là hàng giả. Ngoài Triều Tiên, đường biên này không được chấp nhận bởi bất kỳ ai, kể cả các quốc gia hậu Xô Viết ở Trung Á, những quốc gia đang ngày càng xa rời Nga, hoặc các quốc gia khác không tham gia lệnh trừng phạt. Kế hoạch này đã bị đổ sập.
Putin có nguy cơ phải chịu trách nhiệm về những thất bại ở trong nước.
Tổng thống Putin đã tuyên bố động viên từng phần nhằm tăng cường hiệu quả cuộc chiến đấu của Nga. Nỗ lực giành lại thế chủ động chính trị này cũng thất bại. Một mặt, hơn 700.000 người Nga đã ngay lập tức rời khỏi đất nước để trốn nghĩa vụ quân sự. Mặt khác, việc động viên diễn ra một cách hỗn loạn.
Các công dân bị gọi nhập ngũ lại không nằm trong diện phải nhập ngũ, phần lớn tân binh không nhận được đầy đủ quân trang. Các cuộc tấn công nhằm vào các cơ quan quân sự đã được ghi nhận trên khắp đất nước. Tuy nhiên đã không có bất kỳ một cuộc biểu tình công khai nào có thể gây nguy hiểm cho Putin.
Tuy nhiên, đây vẫn là mối quan tâm của Putin, bởi vì lệnh động viên đã vạch trần sự tuyên truyền dối trá của Putin về hoạt động quân sự đặc biệt ít chịu thương vong. Các ứng viên khao khát quyền lực trong giới lãnh đạo Nga ngay lập tức sử dụng điều này để chỉ trích việc điều hành hành chiến tranh. Tất nhiên không phải tổng thống, mà là bộ trưởng quốc phòng và các tướng lĩnh khác. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là Putin. Ông ta đã xuýt phải từ chức do những thất bại về đối nội.
Điều đó đã khiến Putin ngay lập tức thăng cấp cho một số nhân vật cộm cán này như Ramzan Kadyrov, thủ lĩnh Tschetnia được thăng chức thượng tướng, chỉ ít ngày sau nhân vật này đã thể hiện sự hung hăng tàn bạo của mình.
Lý do thực sự của vụ khủng bố tên lửa không phải là vụ tấn công cây cầu Crimean
Vụ tấn công cầu Kerch là cái cớ cho điều này, nhưng không phải là lý do. Lý do là sự suy yếu của Putin trong nội bộ: lỗ hổng tuyên truyền trước đó, thất bại quân sự, các cuộc biểu tình chính trị (dù chỉ là chạy trốn), sự tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo và sự suy giảm rõ ràng của nền kinh tế Nga. Trong tình huống này, Putin nghĩ rằng mình phải thể hiện vai “người hùng”.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công tên lửa vào các thành phố của Ukraine theo đuổi nhiều mục tiêu cùng lúc.
- Điều quan trọng nhất là Putin muốn chứng tỏ rằng ông ta kiểm soát được tình hình và có khả năng hành động.
- Thứ hai, như khi bắt đầu chiến tranh, ông ta đang cố gắng phá vỡ ý chí kháng cự của Ukraine bằng cách khủng bố dân thường.
- Thứ ba, bằng cách phá hủy cơ sở hạ tầng, ông ta muốn buộc người Ukraine phải chạy sang phương Tây lánh nạn, qua đó hỗ trợ những lực lượng chính trị ở nước sở tại, những người đang khuấy động lòng đố kỵ của xã hội đối với người tị nạn.
- Thứ tư, lý tưởng nhất là nên ngừng hỗ trợ quân sự, kinh tế và tài chính cho Ukraine, hoặc ít nhất là giảm bớt, chia rẽ Mỹ và các nước EU .
- Cuối cùng, các cuộc tấn công nhằm răn đe Ukraine không tổ chức thêm các vụ phá hoại.
Putin chỉ đạt được một mục tiêu của cuộc khủng bố bằng tên lửa – trong thực tế tình hình của Nga đã tồi tệ hơn
Cho đến lúc này Putin mới chỉ đạt được mục tiêu quan trọng nhất của mình. Những kẻ chỉ trích ông đã im lặng trong một thời gian ngắn và một lần nữa tổng thống lại được ngợi ca, khiến ông cảm thấy an toàn trong nhiệm kỳ của mình. Nhưng nghịch lý là tình hình ở Nga trở nên tồi tệ hơn.
Quyết tâm kháng chiến của người dân Ukrain càng được nâng cao. Ukrain được tiếp tục tăng cường cung cấp vũ khí, chí ít là vũ khí phòng không. Trên một nửa tên lửa của Nga đã bị đánh chặn.
Trong khi đó về quân sự Nga đang bị thiếu vũ khí, đạn dược. Cuối cùng cuộc tấn công của Nga đã bị một số nước quan trọng chỉ trích, đi đầu là Ấn độ. Nga đang bị ngày càng cô lập hơn tren trường quốc tế. Kinh tế ngày càng sa sút.
Kết luận: Tổng thống Nga lúc này buộc phải câu giờ
Tổng thống Nga hiện đang chơi câu giờ. Khi hàng trăm nghìn tân binh được xuất trận, tình hình quân đội được cho là sẽ thay đổi. Nếu hàng trăm cơ sở hạ tầng ở Ukraine bị phá hủy, áp lực đối với chính phủ sẽ gia tăng và ý chí phản kháng sẽ tan vỡ. Khi chi phí hỗ trợ tăng lên ở phương Tây, các cuộc biểu tình phản đối dự kiến sẽ gia tăng và đe dọa các chính phủ ở đó.
Nga tìm cách gây bất ổn cho tất cả các quốc gia châu Âu khác để đảm nhận vai trò thống trị châu Âu theo chủ nghĩa đế quốc của mình. Trong điều kiện hiện tại, Putin sẽ không thể thực hiện được kế hoạch này. Ngay khi nhận thấy vị trí quyền lực của mình trong Điện Kremlin gặp nguy hiểm, ông sẽ phải sắp xếp lại các ưu tiên của mình. Tuy nhiên, với việc thôn tính các lãnh thổ Ukraine một cách giả tạo, ông ta đã chặn con đường thoát của mình./.
Về tác giả: Prof. Dr. Thomas Jäger giữ chức Trưởng Ban Chính trị Quốc tế và Chính sách Đối ngoại tại Đại học Cologne từ năm 1999. Nghiên cứu của ông tập trung vào các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ và Đức.