Hôm 9.10, báo đăng có 54 cây xăng ở TPHCM đồng loạt ngưng bán. QLTT kiểm tra, không có cây xăng nào còn xăng mà ngưng bán. Hôm nay, ở P. Tân Thuận Đông có 3 cây xăng, tôi thấy 2 cây đóng cửa.
Các cây xăng không nhập thêm xăng và đóng cửa là cách đình công trá hình mà hợp pháp, làm áp lực để khoản chiết khấu bán lẻ tăng đến mức cây xăng có lãi! Đây là cú tát như trời giáng vào mặt Bộ Công thương!
Vì xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện do Bộ Công thương quản lý, nhưng Bộ quản như hạch. Bộ Công thương cấp phép cho 38 DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu (có 1 DN ngừng kinh doanh) và đầu năm nay cho phép giảm thời hạn điều chỉnh giá xăng dầu từ 3 tuần xuống còn 2 tuần, vậy mà cũng chưa vừa lòng 37 đầu mối.
Bộ Công thương quá bất tài về quản lý nhà nước: cấp 38 đầu mối nhập khẩu mà không làm tăng tính cạnh tranh về giá cả và chất lượng xăng dầu, trái lại các đầu mối có dấu hiệu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh! Bộ cho điều chỉnh giá xăng dầu 26 lần/năm vẫn chưa “hả dạ” các cây xăng bán lẻ, thì Bộ quản lý cái quần gì?
Nạn khan hiếm xăng có thể dẫn đến người lao động không đi làm ở các KCN, KCX, nhưng chuyện khan hiếm dầu Diesel làm cho hàng chục ngàn tàu đánh cá neo dọc bờ biển VN, các máy cơ khí nông nghiệp ngưng hoạt động. Các công trình xây dựng ngưng thi công vì xe hủ lô, xe cẩu, máy cuốc, máy đóng cọc bê tông thiếu dầu!
Không có thế lực thù địch, Việt Tân nào xúi giục các đầu mối giảm chiết khấu bán lẻ và xúi cây xăng đình công!
Sau vụ chỉ định thầu Kit Test Việt Á, gần 100 lãnh đạo ngành y bị bắt, Bộ Y tế thừa nhận có 40 BV, Sở Y tế địa phương thiếu thuốc, vật tư y tế “do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, do vậy một số địa phương, đơn vị không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm”.
Không dám đấu thầu là cách làm eo của các sở và BV, cũng là kiểu đình công trá hình. Thuốc và trang thiết bị y tế cũng là hàng hóa kinh doanh có điều điều kiện, Bộ Y tế quản lý cà chớn y như Bộ Công thương quản xăng dầu.
BV Ung bướu Hà Nội không có hóa chất để truyền cho bệnh nhân theo lịch định kỳ, bệnh nhân chết chắc! Ở BV TP Thủ Đức, bệnh nhân BHYT phải ra ngoài mua thuốc. BV Chợ Rẫy hết thuốc trong danh mục BHYT chi trả, bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài tốn từ 6-15 triệu đồng.
BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa không có thủy tinh thể cho người mổ mắt có BHYT, nhưng nếu mổ dịch vụ thì có liền! BV ĐK TP Cần Thơ thiếu thuốc gây mê, gây tê, nhóm tim mạch, thần kinh, tiền liệt tuyến… nên ca phẫu thuật rất thông thường cũng phải chuyển lên tuyến trên.”
Nếu để tình trạng thiếu xăng dầu kéo dài, ngành điện lực sẽ cúp điện “đình công” đòi tăng giá điện. Trường THPT Marie Curie không cho HS nghỉ trưa, nếu dư luận phản đối việc thu phí 15.000 đ/giờ. Lúc đó, Bộ Giáo dục cho tăng phí lên 60.000đ, bằng tiền khách sạn cho thuê giờ đầu tiên mới chịu!