Định Tường – (VNTB) – Một công ty của Mỹ đang bị tiến hành điều tra sau khi có tố giác vi phạm luật chống hối lộ của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Nhập gia thì phải tùy tục
Trong báo cáo đưa ra hôm 4-8-2022, Boston Scientific cho biết rằng họ đã nhận được một lá thư tố giác hồi tháng 3 năm nay liên quan đến hoạt động của họ ở Việt Nam. Bức thư này cáo buộc rằng công ty, có trụ sở chính Massachusetts, đã vi phạm Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tuy nhiên tính đến hiện tại thì Công ty không đưa ra thêm bất kỳ chi chi tiết gì về bản chất hoặc phạm vi của các vi phạm bị cáo buộc hay về cuộc điều tra đối với những cáo buộc đó. Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài cấm các công ty của Mỹ đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài để đạt được lợi thế trong kinh doanh.
Đạo luật này yêu cầu các công ty báo cáo với SEC, một cơ quan quản lý độc lập của chính phủ liên bang chịu trách nhiệm bảo vệ các nhà đầu tư, và họ phải đáp ứng các điều khoản kiểm toán nhất định. Cụ thể, theo Bộ Tư pháp, họ phải “lập và lưu giữ các sổ sách và hồ sơ phản ánh chính xác và trung thực các giao dịch của công ty” cũng như “thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát kiểm toán nội bộ đầy đủ”.
SEC, một trong bốn cơ quan quản lý lớn nhất của thị trường tài chính Mỹ, và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ là hai cơ quan thực thi Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài.
Ghi nhận hồ sơ của Công ty TNHH Boston Scientific Việt Nam, cho biết như sau (trích): “Mã số thuế hoặc số giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: 0316117621
Địa chỉ: Phòng 1401, tầng 14, tháp 1, tòa nhà Saigon Centre, số 65 đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84865307746. Email: minhphuc.nguyen@bsci.com
Người đại diện hợp pháp của cơ sở:
Họ và tên: Nguyễn Minh Phúc. Số CMND/ Định danh/ Hộ chiếu: 025362703 ngày cấp: 04-06-2015, nơi cấp: Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại cố định: +84898124444. Điện thoại di động: +84987585702
Người thực hiện phân loại:
Họ và tên: Đồng Thị Thu Hà. Số CMND/ Định danh/ Hộ chiếu: 013559822 ngày cấp: 07-11-2012, nơi cấp: Công An Thành phố Hà Nội. Số chứng chỉ hành nghề phân loại: 20000066/BYT-CCHNPL, ngày cấp: 29-06-2020.
Phạm vi thực hiện phân loại: Trang thiết bị y tế chẩn đoán Invitro và Trang thiết bị y tế không là trang thiết bị y tế chẩn đoán Invitro” (dừng trích).
Tin tức trên với các doanh nghiệp Việt Nam thì đó là điều hết sức khó hiểu ở chỗ là ở Việt Nam thường thì làm gì có chuyện “không bôi trơn” mà các áp-phe được suôn sẽ trong phần thủ tục. Thậm chí chuyện “lobby” chính sách, đơn giản là cách nói giảm nhẹ của việc “tham nhũng chính sách” từ phía nhóm quan chức quyền lực nào đó.
Nhật cũng từng xử tham nhũng liên quan quan chức Việt Nam
Câu chuyện về đảng viên Huỳnh Ngọc Sĩ ở thời đảng viên Lê Thanh Hải làm mưa, làm gió ở TP.HCM là đơn cử.
Ngày 25-1-2010, tại trại giam B34 Bộ Công an, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM, về tội “nhận hối lộ” theo điều 279 Bộ luật hình sự.
Cơ quan điều tra xác định từ năm 2003 – 2006, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhiều lần nhận tiền từ các quan chức của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) để giúp họ thắng thầu tư vấn một phần dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước.
Trong một vụ án khác cũng xảy ra tại Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM, ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt tạm giam vào ngày 11-2-2009 cùng với cấp phó của mình là ông Lê Quả về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Vụ án này được khởi tố vào ngày 9-2-2009. Ngày 24-9-2009, Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù, bị cáo Lê Quả 2 năm tù do có hành vi làm trái quy định nhà nước, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,1 tỉ đồng. Sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM có kháng nghị xét xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với hai bị cáo.
Vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Ban Quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM được khởi tố vào ngày 8-12-2008, sau khi Viện Công tố địa phương Tokyo (Nhật Bản) truy tố bốn cựu quan chức của PCI về tội đưa hối lộ và vi phạm luật cạnh tranh của Nhật.
Sau khi khởi tố vụ án, các cơ quan chức năng Việt Nam có công văn đề nghị Bộ Tư pháp Nhật Bản cung cấp những nội dung liên quan về việc nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Năm 2009, Bộ Tư pháp Nhật Bản chuyển hơn 3.000 trang tài liệu (gồm cả tiếng Anh và Nhật) đến Viện KSND tối cao. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chuyển toàn bộ số tài liệu này đến cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để tiến hành dịch ra tiếng Việt phục vụ công tác điều tra…
Quá trình điều tra từ phía cơ quan chức năng của Việt Nam xác định có căn cứ cho thấy ít nhất một lần ông Sĩ nhận 262.000 USD của PCI. Cụ thể, khoảng tháng 5-2003, quan chức PCI có mặt tại TP.HCM đã rút tiền từ một ngân hàng của Nhật Bản, chi nhánh tại TP.HCM 262.000 USD và đưa cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
‘Bôi trơn’ là một phần tất yếu của thủ tục
Tại hội thảo công bố báo cáo thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, gần 2.100 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng mới hoặc cải tạo lớn văn phòng, nhà xưởng sản xuất trong hai năm gần nhất tham gia vào khảo sát về vấn đề thủ tục hành chính; trong đó, doanh nghiệp dân doanh trong nước chiếm tỷ trọng 82%, và 18% còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Kết quả cho biết là có tới 30% doanh nghiệp phải ‘bôi trơn’ khi làm thủ tục xây dựng.
Khảo sát trên của VCCI đã được Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc từng lớn tiếng giáo huấn: “Các đồng chí thử tính toán 1 container thông quan, nếu cần ‘bôi trơn’ 1 triệu đồng thì 1 năm mất hàng chục ngàn tỷ đồng. Chính những chi phí không chính thức này sẽ ‘giết chết’ doanh nghiệp. Tại sao doanh nghiệp Việt Nam mãi không lớn được, lý do cũng một phần do điều đó tạo ra cùng các khoản không chính thức khác”.