Những quyết sách sai lầm của nhà cầm quyền

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

giá xăng dầu cao mà gần 50% tàu cá phải cho nằm bờ, hàng loạt doanh nghiệp vận tải đang dự tính bán xe. Tàu cá là doanh nghiệp sản xuất, vận tải là doanh nghiệp logistics. Khi giá xăng dầu cao, doanh nghiệp sản xuất và vận tải đều phải chịu hậu quả nặng nề. Chuỗi cung ứng đang bị suy giảm nghiêm trọng, mặc dù đại dịch đã qua.

Tổng Công ty điện lực Việt Nam EVN cũng là một nhà cung cấp điện độc quyền. Hồi Tháng Tư, EVN có thông báo năm 2020 sẽ cố gắng không tăng giá điện, tuy nhiên với áp lực giá xăng, dầu, than đang tăng như hiện nay thì có khả năng EVN sẽ không thể neo giá điện ở mức hiên tại. Nếu nâng giá điện, thì các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ đều đối mặt với khó khăn.

Trong lần trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16 Tháng Ba vừa qua, ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự trữ xăng dầu của Việt Nam chỉ đủ dùng từ năm đến bảy ngày. Đây là mức dự trữ rất thấp, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng. Được biết, các nước như Australia, Mỹ, Nhật Bản… đều dự trữ xăng dầu quốc gia ở mức 90 ngày.

- Quảng Cáo -

Nhà cầm quyền Cộng Sản hiện nay đang đứng giữa những lựa chọ khó khăn. Nếu giữ thuế xăng dầu cao thì doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp vận tải phải giảm quy mô hoạt động hoặc giải thể, ngành điện có thể phải tăng giá và toàn xã hội đối diện với nguy cơ lạm phát cao. Ngược lại, nếu dỡ bỏ thuế xăng dầu thì nhà nước thất thu và nguồn dự trữ xăng dầu của Việt Nam sẽ vơi đi, đất nước đối diện với nguy cơ mất an ninh năng lượng. Nếu nhà cầm quyền Cộng Sản dỡ bỏ thuế xăng dầu và tăng cường nhập khẩu mặt hàng này để tăng dự trữ nhằm đảm bảo năng lượng thì giải quyết được nhiều vấn đề lớn.

Theo Ngân hàng Thế giới WB, Việt Nam hiện có khoảng 785.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp này sử dụng 70% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách. Những doanh nghiệp này có sức đề kháng với biến động của nền kinh tế khá kém, nếu nhà cầm quyền Cộng sản bỏ bê nhóm doanh nghiệp này thì 31% ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng và 45% GDP cũng bị ảnh hưởng xấu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giải thể, ngân sách nhà nước thị thất thu còn nhiều hơn con số thất thu từ xăng dầu. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước đóng góp 28% ngân sách, mà doanh nghiệp xăng dầu chỉ là một trong hàng trăm doanh nghiệp nhà nước nên tỷ trọng thuế xăng dầu trong ngân sách nhà nước là rất nhỏ. Giữ thuế xăng dầu thật cao để thất thu từ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ là hành động “thả con tôm bắt con tép” của nhà cầm quyền.

Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng, tương đương $2,17 triệu, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng, tương đương $4,34 triệu. Doanh nghiệp vận tải tính bán xe, doanh nghiệp đánh bắt cho tàu nằm bờ đều là những doanh nghiệp nằm trong nhóm vừa và nhỏ này. Hiện nay Nhà cầm quyền Cộng sản đang siết cổ doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng hai sợi thòng lọng, sợi thứ nhất là siết bằng giá xăng dầu và thòng lọng thứ nhì là siết tín dụng.

Các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhà nước sẽ được hệ thống ngân hàng ưu tiên cho vay vì đằng sau họ có nhà nước đảm bảo. Vietnam Airlines, một doanh nghiệp quốc doanh, nhiều năm liên tiếp lỗ ngập đầu nhưng năm 2021 được nhà nước cho vay 4.000 tỷ, tương đương $174 triệu với lãi suất 0%. Sự ưu ái này làm cho các ngân hàng an tâm cho Vietnam Airlines vay thì họ tin doanh nghiệp này có nhà nước bảo đảm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh, họ có nằm mơ cũng không được ưu ái như vậy. Họ bị ngân hàng siết rất mạnh. Nhiều ngân hàng dư tiền họ dùng đầu tư vào trái phiếu chính phủ, còn hơn là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.

Ở nền kinh tế nào cũng vậy, hầu hết những doanh nghiệp nào nhập vào nhóm những doanh nghiệp lớn thì họ đều có xuất phát điểm ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói cho dễ hiểu thì nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là mầm ươm cho những tập đoàn lớn trong tương lai. Nếu vì sự thiển cận mà bóp chết những doanh nghiệp non trẻ này thì tương lai nền kinh tế Việt Nam không thể có những doanh nghiệp vươn tầm ra thế giới được. Như Nhật Bản, nếu không có chính sách tốt cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá khứ thì làm sao họ có những Toyota, Honda, Sony vv…

Có những doanh nghiệp vừa và nhỏ họ gian trá trong việc lập báo cáo tài chính. Thường họ báo cáo lỗ khi khai thuế, nhưng họ lại báo cáo lời khi xin vay vốn ngân hàng. Ngân hàng cũng có cách trị, đó là chỉ nhận báo cáo tài chính của họ với cơ quan thuế nên kết quả doanh nghiệp không vay được. Hiện tượng dùng hệ thống hai sổ sách là hiện tượng gian trá, nếu luật pháp nhiêm khắc thì ắt loại trừ được hiện tượng này và khai thông vốn cho những doanh nghiệp thực sự cần. Chính quyền Cộng Sản đang thực hiện rất nhiều chính sách bất cập, nền kinh tế bị tổn thương nặng nề./.

Đỗ Ngà

Tham khảo:

https://zingnews.vn/hon-50-tau-ca-nam-bo-vi-gia-xang-dau…

https://vietstock.vn/…/gia-xang-dau-cao-ngat-nguong…

https://tuoitre.vn/evn-co-gang-khong-tang-gia-dien-nam…

https://laodong.vn/…/du-tru-xang-dau-cua-viet-nam-chi…

https://baodautu.vn/tung-buoc-nang-muc-du-tru-xang-dau…

https://cafef.vn/nguy-co-lam-phat-nam-2022-vuot-muc-4…

https://thesaigontimes.vn/bai-toan-ho-tro-von-cho-doanh…/

http://m.baokiemtoannhanuoc.vn/…/doanh-nghiep-nha-nuoc…

https://vtc.vn/vietnam-airlines-lam-gi-voi-khoan-vay-4000…

- Quảng Cáo -