Thế giới lo sợ về một cái trục mới Putin-Tập, nhưng ở hậu trường chỉ là một sự mục ruỗng

- Quảng Cáo -

Tác giả bài báo: Prof. Dr. Dr. Alexander Görlach – FOCUS

Nguyễn Xuân Hoài

Hệ tư tưởng chính trị chung đã đưa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Cuộc chiến Ukraine của Putin giờ đã thay đổi điều đó. Bởi vì đối với nhà cai trị Trung Quốc, ông Tập, điều quan trọng nhất là sức mạnh kinh tế của đất nước ông. Một đối tác bị quốc tế tẩy chay và trừng phạt như Nga sẽ trở thành một nguy cơ.

Nga và Trung Quốc, được cho là hai người bạn gắn bó khăng khít. Ít nhất thì đó là định hướng mà Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã công bố tại Bắc Kinh hồi đầu tháng hai.

- Quảng Cáo -

Bây giờ, bốn tháng sau và một cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine đã làm cho chính phủ Trung Quốc phải tìm cách tạo khoảng cách với người thống trị Điện Kremlin. Bắc Kinh hiện đã cấm các hãng hàng không Nga sử dụng máy bay của các hãng hàng không phương Tây bị Nga tịch thu bay vào không phận Trung Quốc . Moscow vẫn đang giữ số máy bay trị giá 10 tỷ USD để trả đũa các lệnh trừng phạt của thế giới tự do đối với hành động gây chiến của Điện Kremlin với Ukraine.

Đôi nét về tác giả:

Alexander Görlach là Thành viên cao cấp tại Hội đồng Carnegie về Đạo đức trong Các vấn đề Quốc tế ở New York. Nhà ngôn ngữ học và thần học, có bằng tiến sĩ, giảng dạy lý thuyết dân chủ ở Đức, Áo và Tây Ban Nha với tư cách là giáo sư danh dự tại Đại học Leuphana. Trong năm học 2017-18, ông đã ở Đại học Quốc gia Đài Loan và Đại học Thành phố Hồng Kông để nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông hiện đang nghiên cứu các công nghệ mới tại Viện Internet của Đại học Oxford và cách chúng được sử dụng trong các nền dân chủ và bị lạm dụng trong các chế độ độc tài.

Không phải chỉ có vậy: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng không giúp Nga duy trì và sửa chữa phi đội máy bay dân dụng hoặc cung cấp phụ tùng thay thế. Với việc làm này các doanh nghiệp Trung Quốc muốn tránh bị trừng phạt. Do đó chỉ ít tháng nữa máy bay của các hãng hàng không Nga không thể hoạt động đầy đủ.

Với Bắc Kinh thì ưu tiên số một là nền kinh tế trong nước

Chính sách của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là sự ủng hộ hùng hồn đối với nhà độc tài Nga, đặc biệt là khi nói đến kẻ thù chung là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đường lối kinh tế của Trung Quốc đã khác so với thời kỳ đầu chiến tranh. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã từ bỏ khá sớm khi Moscow yêu cầu giao vũ khí. Tin đồn ông Tập được cho là đã chấp nhận yêu cầu của Putin cho đến nay vẫn chưa được xác nhận.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước cuộc hội đàm tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

Cuộc tấn công của Putin nhằm vào Ukraine đã làm cho Trung Quốc lâm vào tình trạng khó xử

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đặt ra một vấn đề đối với Trung Quốc vì bản thân họ luôn khẳng định chủ quyền của các quốc gia nhằm củng cố các yêu sách của chính họ đối với Đài Loan và Hồng Kông. Chính Trung Quốc đã công nhận Ukraine là nhà nước có chủ quyền. Từ đó có thể suy đoán Bắc Kinh không được thông báo trước về một cuộc tấn công sắp xảy ra. Nếu không, trong một số trường hợp nhất định, một vài ngày trước đó, họ có thể đã không tham gia vào một tuyên bố chung ca ngợi tình hữu nghị giữa hai nước và tuyên bố hợp tác trong nhiều lĩnh vực quan trọng đối với các chế độ độc tài, chẳng hạn như giám sát Internet.

Truyền thông do nhà nước kiểm soát im lặng về cuộc gặp gỡ với Nga

Ngày nay kiểu đọc này có nhiều khả năng rõ hơn bao giờ hết. Các đoàn của bộ ngoại giao hai nước đã gặp nhau gần đây. Trong khi nhà ngoại giao hàng đầu của Nga Sergei Lavrov ca ngợi cuộc gặp là sự xác nhận của Trung Quốc về hướng đi của Nga đối với Ukraine, và phương tiện truyền thông nhà nước của Nga đã đưa tin theo hướng đó, trong khi đó các phương tiện truyền thông có sự quản lý của Trung Quốc thì lại im lặng như tờ. Cuộc họp chỉ được Bộ Ngoại giao xác nhận là một cuộc họp mặt của một nhóm tư vấn cả hai nước

Với Tập thì đây là một canh bạc

Đến đầu tháng ba thế giới dường như còn phải ái ngại về cái trục mới Moscow Bắc Kinh, song những diễn biến gần đây lại cho thấy Bắc Kinh coi Moscow như một vấn đề . Chắc rằng ông Tập sẽ không công khai xa lánh Putin. Những ngôn từ mà hai bên đề cập đến một số sự kiện lại cho thế giới nhận thấy một cách kín đáo Tập không ủng hộ Moscow một cách vô điều kiện. Bởi vì với Trung Quốc có nhiều cái để mất, nhất là khi nền kinh tế Trung Quốc gần như đã bị tê liệt vì đại dịch Corona

Nay Trung Quốc không muốn có thêm rắc rối vì một đối tác thuộc diện chiếu dưới này./.

- Quảng Cáo -