Trùm cuối trong vụ máy bay giải cứu là ai?

- Quảng Cáo -

Thao Ngoc

Trong khi dư luận chưa hết bàng hoàng về việc 2 vị bộ trưởng là Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh đã phải tra tay vào còng vì bòn rút mồ hôi xương máu đồng bào trong nạn đại dịch hai năm qua. Thì tướng Tô Ân Xô lại dội một gáo nước lạnh làm những người lạc quan nhất cũng phải xây xẩm mặt mày. Trong cuộc hop báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Tướng Tô Ân Xô cho biết, số tiền lợi nhuận lên tới vài tỷ đồng mỗi chuyến bay, và thống kê có gần 2.000 chuyến bay giải cứu trong đợt dịch vừa qua. (https://vtc.vn/trung-tuong-to-an-xo-moi-chuyen-bay-giai…)

Trước đó, vào giữa tháng 4, Bộ Công an đã khởi tố và bắt giam Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và 2 người khác là Phạm Trung Kiên, Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế. Vũ Anh Tuấn, nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, về tội “Nhận hối lộ”.

Trong số những người bị bắt cả trước lẫn sau, có 2 người là đồng hương Nam Định với cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, là Tô Anh Dũng và Vũ Anh Tuấn.

- Quảng Cáo -

Đầu tháng 9/ 2020, website chính thức của hãng Vietnam Airlines cho rằng mỗi chuyến bay giải cứu người Việt về nước có thể lên đến 10 tỉ đồng/chuyến.

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, nên đây là cơ hội vàng để các quan tham róc rỉa xương thịt đồng bào đang sinh sống nơi xứ người muốn về quê hương đất mẹ vừa tránh dịch vừa đoàn tụ gia đình, họ hàng làng xóm.

Ngày 7/12/2021, trong buổi tọa đàm “Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế”, có thông tin cho rằng một gói “combo về nước” có giá lên đến 240 triệu đồng. Vì các chuyến bay mang danh nhân đạo và giải cứu đồng bào nhưng bị đớp trắng trợn quá, nên trên nhiều diễn đàn, bà con Việt Kiều chia sẻ kinh nghiệm về nước bằng cách “lách” sang Campuchia.

Hành khách bay từ châu Âu về Phnôm Penh chỉ với giá 630 euro, đi ô tô mất 100 euro lên cửa khẩu Mộc Bài, chìa hộ chiếu Việt Nam ra chắc chắn sẽ được vào Việt Nam và sau đó, cách ly 1 tuần ở Tây Ninh là xong.

Có những đề xuất để ngăn chặn tình trạng trục lợi giá vé chuyến bay “giải cứu” này, nhưng không được quan tâm. Các chuyến bay combo do các công ty được cơ quan ngoại giao chỉ định thực hiện. Các hãng hàng không được công ty tổ chức thuê vận chuyển, chi phí thu với khách bao nhiêu do các công ty này đưa ra, các hãng hàng không không nắm được chi phí.

Có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao hơn rất nhiều so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác. Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20/1/2022, khi báo chí đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay “giải cứu”này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh”. Ở vế thứ nhất bà Hằng nói đúng, nhưng vế thứ hai là là bao biện.

Ngày 27/ 1/2022, Bộ Ngoại giao đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ Cục Lãnh sự (gồm: Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Cục trưởng Đỗ Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng Cục Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân Lưu Tuấn Dũng), để phục vụ điều tra.

Cùng ngày, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 cá nhân nêu trên về tội “Nhận hối lộ” khi xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa Công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Đến tháng 3, bà Nguyễn Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc Đưa hối lộ.

Ngày 14 tháng 4 năm 2022,thứ trưởng Tô Anh Dũng và đồng bọn phải tra tay vào còng như đã nói trên.

Trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải đến đâu?

Cơ quan điều tra Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ GTVT cung cấp danh sách chi tiết chuyến bay “giải cứu” công dân về nước để phục vụ điều tra vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Nhưng Bộ GTVT khẳng định không được giao trách nhiệm phê duyệt danh sách công dân, cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức chuyến bay “combo”, “giải cứu”. Dư luận vẫn nghi ngờ và đặt câu hỏi về trách nhiệm rất lớn của bộ này. Bộ GTVT với vai trò là cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm chỉ đạo Cục Hàng không VN cấp phép bay theo kế hoạch được Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phê duyệt. Dư luận mong các cơ quan chức năng cần tiếp tục làm rõ vai trò trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT trong việc phối hợp với Bộ GTVT xem xét, duyệt cấp chuyến bay và các quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay combo, “giải cứu”.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 /2022, tướng Tô Ân Xô cho biết, hoạt động của các đối tượng trong vụ án này rất tinh vi, số người tham gia đông, phạm vi rộng, cả trong nước và ngoài nước gồm một số cơ quan, ban, ngành trung ương, địa phương, xảy ra trong thời gian dài.

Như vậy là cũng như vụ Việt Á, vụ “giải cứu nhân đạo”này cũng được giới đỉnh cao trí tuệ đưa hết mánh khóe bịp bợm và gian manh ra để hút máu đồng bào trong cơn hoạn nạn đại dịch.

Dư luận đặt câu hỏi: Ngoài các bộ ngành liên quan như đã nói trên, thì trách nhiệm của các đại sứ quán VN tại các nước có nạn nhân được giải cứu, và đặc biệt là bộ trưởng Phạm Bình Minh, lúc đó là người đứng đầu ngành ngoại giao, có liên quan gì và trách nhiệm đến đâu.

Trong số 4.000 tỉ mà các chuyến bay mệnh danh là giải cứu thu về, được chung chi cho những ai, và ai là trùm cuối trong vụ này?

Thao Ngoc

- Quảng Cáo -