Kiến nghị sửa đổi luật đất đai hiện hành

- Quảng Cáo -

Kính gửi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cách đây gần 10 năm, trong kiến nghị 72 ngày 19 tháng 1 năm 2013, các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự đã nêu rõ yêu cầu “quyền sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng”. Trong suốt một năm qua (2021), các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đã công bố 4 kiến nghị về sửa đổi Luật Đất Đai, luôn khẳng định mục tiêu hướng tới của Luật phải là xác nhận chế độ đa sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức và sở hữu cá nhân).

Mới đây Hội nghị Trung ương 5 mặc dù có bàn về sửa đổi luật đất đai nhưng không có gì thay đổi về quyền sở hữu: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“.

Trước mâu thuẫn căn bản giữa “ý Đảng” và “lòng dân” như trên, trong khi xung đột lợi ích nảy sinh trong thực tế giữa người dân với nhà nước và giữa người dân với các nhóm lợi ích lợi dụng nhà nước gây hậu quả ngày càng trầm trọng, làm suy giảm đến cạn kiệt niềm tin của người dân đối với đảng cầm quyền và hệ thống chính quyền như đã thấy lâu nay.

- Quảng Cáo -

Ngõ hầu giảm bớt mâu thuẫn và xung đột, đảm bảo quyền được làm ăn sinh sống và mưu cầu hạnh phúc của người dân, trong điều kiện hiến pháp hiện hành quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.

Chúng tôi xin đưa ra trước Quốc hội những kiến nghị trước mắt về sửa đổi Luật Đất Đai như sau:

1- Coi quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức (kể cả tổ chức nhà nước) là quyền tài sản, được mua bán theo cơ chế thị trường, “thuận mua vừa bán”.

2- Bãi bỏ quy định nhà nước thu hồi đất và đền bù theo giá do cấp tỉnh quy định một cách tuỳ tiện cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội đối với đất đai của người dân và các tổ chức đang có quyền sử dụng hợp pháp. (Riêng những công trình phúc lợi xã hội thì phải thương lượng với dân đền bù theo giá thị trường).

3- Nhà nước có quyền trưng mua quyền sử dụng đất của người dân và các tổ chức vì mục tiêu an ninh quốc phòng với giá thị trường.

4- Bãi bỏ quy định thời hạn về quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được giao cho nông dân sử dụng theo luật đất đai hiện hành. (Đối với người nước ngoài và doanh nghiệp có vốn góp của người nước ngoài, vẫn áp dụng hình thức cho thuê quyền sử dụng đất có thời hạn như quy định của luật đất đai hiện hành).

5- Người dân và các tổ chức có quyền tích tụ ruộng đất nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp, thông qua việc mua bán theo cơ chế thị trường, không bị giới hạn quy mô diện tích.

6- Nhà nước phải xác định rừng tự nhiên là một bộ phận trọng yếu của kết cấu hạ tầng sinh thái của quốc gia. Vì vậy cần bảo vệ và gia tăng diện tích rừng tự nhiên, tuyệt đối không cho phép chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác như làm thủy điện, sản xuất nông, lâm nghiệp… Đối với đất sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, người sử dụng có quyền chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo nhu cầu của thị trường, và chỉ cần thông báo với chính quyền cấp xã để cập nhật sự biến đổi đất đai.

7- Nhà nước chỉ thu hồi đất của người dân và các tổ chức khi họ vi phạm pháp luật như sử dụng đất sai mục đích, để đất hoang hóa, không sử dụng trong 2 năm liền, canh tác làm giảm độ phì nhiêu của ruộng đất nông nghiệp và cả các hoạt động sử dụng đất khác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái…

8- Việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác không được phá vỡ hệ thống hạ tầng thuỷ lợi tưới, tiêu nước và giao thông hiện hành đối với phần đất nông nghiệp còn lại.

9- Khi đã luật hóa những nội dung trên, thị trường đất đai đích thực sẽ được hình thành cùng với giả cả mua bán quyền sử dụng đất. Vì thế việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải bao gồm giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường.

10- Để chống đầu cơ đất, tạo giá đất ảo cao ngất ngưởng như hiện nay, nhất thiết phải ban hành luật thuế lũy tiến đối với đất phi nông nghiệp và bất động sản tài sản.

Kính mong Quốc hội xem xét.

Dưới đây là danh sách các tổ chức và cá nhân ký tên vào kiến nghị

TỔ CHỨC:

  1. Lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai
  2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Tin học Nguyễn Quang A
  3. Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập. Đại diện: PGS TS Ngữ học Hoàng Dũng
  4. Bauxite Viêt Nam. Đại diện: GS vật lý Phạm Xuân Yêm
  5. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: GS Khoa học Xây dựng Nguyễn Đình Cống
  6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
  7. Câu lạc bộ Hoàng Quý. Đại diện: Cựu chiến binh Hoàng Đức Kiên.
  8. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ. Đại diện: Tiến sĩ Sinh học Hà Sĩ Phu

CÁ NHÂN:

  1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
  2. Vũ Trọng Khải, PGS Tiến sĩ Kinh tế, Chuyên gia phản biện chính sách nông nghiệp
  3. André Menras (Hồ Cương Quyết), Nhà làm phim, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Paris Pháp
  4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
  5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  6. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Australia
  7. Phan Hoàng Oanh, Tiến sĩ Hóa học, Sài Gòn
  8. Nguyễn Mai Oanh, Thạc sĩ Phát triển Kinh tế, Sài Gòn
  9. Nguyễn Đình Cống, GS Khoa học Xây dựng, Hà Nội
  10. Hoàng Dũng, PGSTS Ngữ học, Sài Gòn
  11. Hoàng Đức Kiên, Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Hoàng Quý, Hải Phòng
  12. Lê Phú Khải, Nhà báo, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  13. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn
  14. Kha Lương Ngãi, Nhà báo, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  15. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  16. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  17. Bùi Nghệ, Kỹ sư, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  18. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  19. Mạc Văn Trang, Nhà giáo, Tiến sĩ Tâm lý, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  20. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Sài Gòn
  21. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Sài Gòn
  22. Nguyễn Trác Chi, lao động tự do Saigon
  23. Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ, Đà Lạt
  24. Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc sở tư pháp thành phố HCM , câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng , Saigon.
  25. Nguyễn Nguyên Bình , nhà văn , Hà Nội.
  26. Nguyễn Đình Ấm , Tiến sĩ , Hà Nội.
  27. Trần Thế Việt , nguyên bí thư thành ủy Dalat, Lâm Đồng
  28. Lâm Ái , cựu giáo viên, Dalat Lâm Đồng .
  29. Lê Đình Thắng , cựu chiến binh , CLB Hoàng Quý , Hải Phòng .
  30. Mai Trung Thủy , cựu chiến binh , CLB Hoàng Quý ,Hải phòng .
  31. Trần Đình Nam, cựu chiến binh , CLB Hoàng Quý , Hải Phòng .
  32. Nguyễn Bình Minh, cựu chiến binh, CLB Hoàng Quý , Hải Phòng.
  33. Nguyễn Quang A , tiến sĩ tin học , Hà Nội .
  34. Thái Văn Dậu , Thủ Dầu Một , Bình Dương .
  35. Thái Văn Thiện , Thủ Dầu Một , Bình Dương .
  36. Thái Văn Bì , Thủ Dầu Một , Bình Dương,
  37. Thái Thị Hò , Thủ Dầu Một, Bình Dương.
  38. Phan Thị Lập , Thủ Dầu Một , Bình Dương.
  39. Nguyễn Đức Duy, Thủ Dầu Một , Bình Dương.
  40. Nguyễn Thị Bân , Thủ Dầu Một, Bình Dương,
  41. Nguyễn Thị Bẩn, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
  42. Nguyễn Ngọc Thạch , Thủ Dầu Một , Bình Dương ,
  43. Nguyễn Ngọc Trí , Thủ dầu Một , Bình Dương.
  44. Phan Văn Tác, Thủ Dầu Một , Bình Dương.
  45. Nguyễn Văn Danh, Tân Uyên , Bình Dương.
  46. Huỳnh Văn Nghiệp , Tân Uyên , Bình Dương.
  47. Lê Thị Muôn , Tân Uyên , Bình Dươnb.
  48. Lê Văn Việt, Tân Uyên, Bình Dương.
  49. Nguyễn Văn Giới , Tân Uyên , Bình Dương.
  50. Bùi Thị Nhung, Thuận An , Bình Dương.
  51. Võ Văn Tấn , Thủ Dầu Một , Bình Dương .
  52. Võ Thị Thu, Thủ Dầu Một , Bình Dương.
  53. Nguyễn Thị Cưng, Thủ Dầu Một , Bình Dương.
  54. Ngô Thị Tẻo , Thủ Dầu Một , Bình Dương.
  55. Nguyễn Tiến Dân , Nhà Giáo , Hà Nội.
  56. Nguyễn Trọng Hướng , Nhatrang , Khánh Hòa
  57. Đỗ Thịnh ! Tiến sĩ Kinh Tế , Hưu trí .
  58. Trần Minh Thảo , viết văn, CLB Phan Tây Hồ , Bảo Lộc , Lâm Đồng.
  59. Phạm Duy Hiển ( dịch giả Nguyên Trường ) hưu trí , Vũng Tàu .
  60. Nguyễn Xuân Diện , Tiến sĩ m Hà Nội.
  61. Phan Quốc Tuyên , kỹ sư tin học, Thụy Sĩ .
  62. Nguyễn Quang Vinh ,Sĩ quan QDNDVN đã nghĩ hưu, Hà Nội.

Liên quan:

Trao Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp 2013. Hội thảo sửa đổi Hiến pháp (video)

Kiến nghị về sửa đổi hiến pháp 1992 (Kiến nghị 72)

Để đăng ký tham gia xin quý vị vui lòng ghi tên, nghề nghiệp/chức danh (nếu có), tỉnh/ thành cư trú và gửi về: datdai05@gmail.com

- Quảng Cáo -