Sri Lanka nợ nước ngoài tổng cộng 51 tỷ đô, trong đó họ nợ Trung Quốc 10%, Nhật Bản 11%, khoản nợ phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 30%, và còn lại là khoản nợ với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Tuy khoản nợ với Trung Quốc không phải là khoản nợ lớn nhất nhưng nó lại là món nợ nguy hiểm nhất. Vì sao?
Trong các chủ nợ của Sri Lanka thì chỉ có Trung Quốc là một con nợ dùng chiêu bài “ngoại giao bẫy nợ” để dụ con nợ vào bẫy. Được biết, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 11 tỷ USD vào Sri Lanka, gồm 8 tỷ USD thuộc dạng cho vay liên quan tới sáng kiến “Vành đai, Con đường”, trong đó có cảng biển Hambantota. Do không có khả năng trả nợ, vào năm 2017, Sri Lanka đã chấp thuận cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm với khoản cấn trừ nợ lên đến 1,2 tỷ đô la. Rõ ràng Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng dự án “vàng đai con đường” để phục vụ tham vọng bá chủ của nó nhưng Sri Lanka lại gánh khoản nợ xây dựng đó. Đây không phải là cái bẫy thì là cái gì?
Vấn đề đáng nói là trong bản hợp đồng cho thuê cảng 99 năm ấy, Trung Quốc có kèm theo điều kiện là sẽ gia hạn thêm 99 năm năm nữa nếu có nhu cầu. Điều này có nghĩa là chỉ cần trả thêm khoản tiền thuê trong 99 năm tiếp theo thì họ có thể sở hữu cảng Hambantota tới 198 năm (gần 2 thế kỷ).
Điều đáng nói là từ đầu năm đến nay, Sri Lanka lại vay thêm Trung Quốc từ 1,5 đến 2 tỷ đô la nữa. Việc Sri Lanka đối diện với nguy cơ vỡ nợ được tuyên đoán từ hai năm trước khi mà dịch covid-19 hoành hành làm kho dự trữ ngoại tệ quốc gia này cứ vơi dần do họ phải xuất tiền nhập khẩu hàng hóa về phục vụ nhu cầu trong nước khi nguồn thu từ du lịch và dịch vụ – một nguồn thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP (đến 59,2% GDP) gần như không hoạt động gì. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ trước mắt mà Trung Quốc vẫn cho Sri Lanka vay đến gần 2 tỷ đô la? Trung Quốc họ hào phóng ư? Không, Trung Quốc không hào phóng với ai bao giờ. Vậy Trung Quốc ngu ư? Không, Trung Quốc không ngu bao giờ mà họ toan tính trong từng đồng tiền cho vay. Mỗi đồng tiền bung ra là một cái bẫy nên quốc gia này mới nổi tiến là dùng “bẫy nợ” để gài con mồi.
Với khoản nợ 8 tỷ đô la, sau khi chạy vạy để trả nợ một ít và cấn trừ tiền thuê cảng 1,2 tỷ thì khoản nợ còn lại hơn 5 tỷ đô la. Tuy nhiên vì năm 2022, Sri Lanka rơi vào tình cảnh quá ngặt nên họ đã cầu cứu Trung Quốc và được quốc gia này cho vay thêm gần 2 tỷ đô la nữa, xem như khoản nợ cũ không những vơi mà lại đầy thêm.
Nói thẳng ra Trung Quốc bỏ ra 1,2 tỷ đô để mua đứt cảng biển một thế kỷ thì với khoản nợ như hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn có thể đặt điều kiện với chính quyền Sri Lanka để mua thêm những vùng đất khác hoặc mua thêm quyền sử dụng cảng Hambantota lên đến 2 thế kỷ. Dùng tiền có thể mua chủ quyền thì đấy là cái giá quá rẻ cho Trung Quốc.
Trong bối cảnh bị vỡ nợ như Sri Lanka hiện nay thì đấy là điều kiện tốt nhất cho Trung Quốc đặt điều kiện cấn nợ. Và với những số tiền nợ như cái bẫy ấy, Trung Quốc có thể gầy dựng thêm “lãnh thổ hải ngoại của Trung Quốc tại Sri Lanka” như Anh Quốc đã từng xây dựng Hồng Kông là lãnh thổ hải ngoại của Anh Quốc trong suốt một thế kỷ. Tuy nhiên cho Anh Quốc thuê thì có thể đòi lại chứ còn cho Trung Quốc “thuê” hàng thế kỷ thì khi lấy lại, e rất khó./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://vnexpress.net/trung-quoc-cam-ket-giup-het-suc-khi…
https://tuoitre.vn/sri-lanka-vo-no-vi-dau…
https://baotintuc.vn/…/ngoai-truong-sri-lanka-tuyen-bo…