Rừng bị phá nát khắp nơi nhưng báo cáo về bảo vệ rừng rất đẹp

Một quả đồi lớn bị san gạt ngang nhiên. Ảnh: Văn Đức.
- Quảng Cáo -

Lê Thanh Phong

Đắk Lắk: Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn lâm tặc vào phá rừng bảo tồn
Phá rừng kiểu mới: Cưa gần đứt gốc thông để cây vẫn đứng, khi gió lên mới đổ – Tuổi Trẻ Online
Rừng bị chặt phá: Trách nhiệm thuộc về ai?

Lướt qua các mặt báo, luôn đập vào mắt bạn đọc những tin tức liên quan đến phá rừng. Nhưng báo cáo của ngành lâm nghiệp về rừng luôn với những con số tuyệt đẹp.

Báo Lao Động ngày 16.4 đăng bài “Yên Bái: Bị phạt nhiều lần, vẫn ngang nhiên san gạt đất rừng trái phép”, phản ánh tình trạng nhiều diện tích đất rừng quản lý của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn bị một số đơn vị ngang nhiên san gạt lấy mặt bằng, bất chấp sự can thiệp của cơ quan chức năng.

- Quảng Cáo -

Phóng viên Lao Động ghi nhận nhiều cây gỗ thông hàng chục năm tuổi bị chặt hạ. Trước sự ngang nhiên của những kẻ phá rừng, xã bất lực, kêu cứu lên huyện.

Một tin khác, công an đã bắt được một số đối tượng trong nhóm người phá gần 400ha rừng ở Đắk Lắk. Dư luận cho rằng, những kẻ trực tiếp phá rừng này chỉ là “tay sai” đằng sau chắc chắn có ông trùm chỉ đạo, phải điều tra bắt được những kẻ giấu mặt.

Rừng bị phá dưới danh nghĩa triển khai các dự án thủy điện, điện gió, làm đường quốc phòng, nghe việc gì cũng rất thuyết phục, nhưng liệu có phải vì phát triển kinh tế hay phục vụ nhóm lợi ích?

Hơn 15ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thuộc tỉnh Đắk Lắk, nhiều diện tích rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Bi Đoup – Núi Bà thuộc tỉnh Lâm Đồng đã bị phá trắng khi chưa được phép chuyển đổi. Người ta phá rừng để thi công dự án đường Trường Sơn Đông, nhưng vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ rừng.

Ngược lại các năm trước, các vụ phá rừng còn nghiêm trọng hơn, diễn ra ở nhiều địa phương như Gia Lai, Đắk Lắk. Đơn cử như tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 34 ha rừng phòng hộ bị phá, nhưng 6 tháng sau huyện mới phát hiện báo lên tỉnh.

Năm 2020 – 2021, phóng viên Lao Động đi thực tế và ghi nhận các vụ phá rừng xảy ra khắp nơi. Mời bạn đọc theo dõi các bài viết: “Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin: Tiếp tục đình chỉ công tác chủ tịch xã”, “Để mất gần 10.000ha rừng, nhiều chủ rừng ở Gia Lai bị khởi tố”, “Rừng ở Lâm Đồng liên tục bị phá do nhiều chủ rừng buông lỏng quản lý”, “Đắk Nông xảy ra vụ phá rừng tự nhiên nghiêm trọng”…

Thực tế là vậy, nhưng báo cáo của ngành lâm nghiệp năm 2021: Về phát triển rừng, toàn quốc trồng được 277.830 ha rừng, đạt 102,8% kế hoạch, tăng 27% so với năm 2020; trồng 98,96 triệu cây phân tán, đạt 108,5% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42,02%, đạt mục tiêu đề ra. Về bảo vệ rừng, số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm…

Cần phải có báo cáo về diện tích rừng bị tàn phá, diện tích đất rừng bị lấn chiếm và bị khai thác cho các dự án.

Phải đối diện với sự thật về tình trạng rừng đang bị hủy diệt, nếu chỉ nắn nót cho đẹp các bản báo cáo thì sẽ có ngày không còn rừng để… báo cáo.

L.T.P.

Nguồn: Laodong

- Quảng Cáo -