Tội thao túng chứng khoán được đưa vào Bộ Luật Hình Sự năm 2010, và được sửa đổi bổ sung năm 2015, hiện nay tội này được quy định tại điều 211 Bộ Luật Hình Sự 2015. Tuy nhiên, ngoài điều 211 trong luật thì ngày 30/12/2021 chính phủ ông Phạm Minh Chính còn ra Nghị định 128/2021/NĐ-CP xử phạt về trường hợp thao túng thị trường chứng khoán với mức phạt tối đa là 1,5 tỷ đồng. Trước đó, ngày 31/12/2020 Chính Phủ ông Nguyễn Xuân Phúc ra Nghị định 156/2020/NĐ-CP và trước đó nữa, cụ thể là ngày 23/9/2013, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ra nghị định 108/2013/NĐ-CP cũng xử phạt về tội thao túng thị trường chứng khoán.
Năm 2017, ông Quyết bán chui 57 triệu cổ phiếu thu lời bất chính hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên lúc đó chính quyền CS không áp dụng luật để trừng trị ông Quyết mà chỉ áp dụng Nghị Định 108/2013/NĐ-CP xử phạt ông này 65 triệu đồng.
Ngày 10/1/2022 ông Trịnh Văn Quyết như ngựa quen đường cũ, bán thêm 75 triệu cổ phiếu ăn cướp của nhà đầu tư nhỏ lẻ hàng trăm tỷ đồng và lại lần nữa chính quyền chọn cách xử lý dùng Nghị định. Và mức phạt cho tội này chỉ có 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau hơn 2 tháng, không biết bên trong đấu đá gì mà chính quyền lại phạt lần 2 ông Trịnh Văn Quyết, lần này họ dùng luật và bắt giam. Việc kết tội ông Trịnh Văn Quyết đến 2 lần đối với cùng một tội thì rõ ràng đây lại là cái sai của chính quyền CS. Họ áp dụng luật rất tùy tiện.
Cùng một tội nhưng trong luật quy định phạt tù, còn trong Nghị Định thì phạt tiền. Như vậy rõ ràng nghị định chính phủ đưa ra đâu có dựa trên luật? Việc có đến 2 cấp luật xử phạt về một tội thì tưởng như tội phạm khó thoát, nhưng không, càng nhiều loại luật quy định về một tội thì luật pháp sẽ càng lỏng lẻo hơn chứ không hề nghiêm minh. Nguyên nhân là do đâu? Là do luật quy định một đường, nghị định chính phủ quy định một nẻo. Khi một ai đó phạm tội thì chính quyền sẽ chọn cách áp dụng loại luật nào có mức phạt nhẹ nhất cho đối tượng nếu đối tượng đó tỏ ra “biết điều”. Có thể nói, nghị định không dựa theo luật là một loại “con đường thoát” mà chính phủ đã vẽ ra để những tội phạm nghiêm trọng dựa theo đó mà chạy. Từ các đời thủ tướng trước đến giờ, chính phủ này cũng hoạt động một form như vậy, nên đừng nghĩ rằng ông Phạm Minh Chính khá hơn những người tiền nhiệm.
Như vậy câu hỏi đặt ra là chính phủ được sinh ra để làm gì? Để thực thi pháp luật hay để tạo lối thoát hiểm cho tội phạm? Hằng ngày chính phủ ban hành rất nhiều loại văn bản dưới luật theo cách tùy hứng chứ không dựa vào luật pháp thì đó rõ ràng là những hành động nuôi nấng, bao che cho tội tội phạm. Nếu nói nhẹ thì đây là “kẻ hở” pháp luật, tuy nhiên tôi không đồng ý với từ “kẽ hở pháp luật” mà tôi lại cho rằng, chính phủ CS Việt Nam là một chính phủ vô dụng, bất tài chuyên khoét lỗ luật pháp mời tội phạm thoát thân nhằm mục đích là trục lợi. Họ khoét lỗ luật pháp là có chủ ý.
Có thể nói, Chính phủ của chính quyền CS hoạt động theo nguyên tắc: “nếu biết điều tao dẫn mầy thoát thân, nếu không biết điều tao bít lỗ thoát”, thế thôi. Có lẽ lần hai ông Trịnh Văn Quyết đã không “biết điều” nên Phạm Minh Chính và Bộ Chính Trị mới bít đường như thế.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://thanhnien.vn/truoc-ong-trinh-van-quyet-nhung-chu…
https://vietgiaitri.com/thao-tung-thi-truong-chung-khoan…/
https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-156-2020-ND-CP…
https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-128-2021-ND-CP…
https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-108-2013-ND-CP…
https://tapchitaichinh.vn/…/ban-chui-co-phieu-chu-tich…