Tương đồng:
– Ukraina chung biên giới với Nga. Việt Nam chung biên giới với TC.
– Nga là nước lớn so với Ukraina. TC là nước lớn so với Việt Nam.
– Nga luôn quan hệ kẻ cả với Ukraina. TC luôn quan hệ kẻ cả với Việt Nam.
– Nga chiếm đóng bán đảo Crimea, quậy phá vùng Donbas của Ukraina. TC chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, quậy phá bãi Tư Chính và rốn dầu Nam Côn Sơn của Việt Nam.
Dị biệt:
– Chế độ chính trị Nga khác một trời một vực với Ukraina. Nga theo chế độ độc tài, Ukraina theo chế độ dân chủ đa nguyên. Việt Nam và TC cùng một thể chế xã hội chủ nghĩa cộng sản.
– Việt Nam áp dụng chính sách quốc phòng 3.0 rất vừa lòng TC: Không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đóng quân trên lãnh thổ Việt Nam, không liên minh với nước khác để chống lại nước thứ ba… Ukraina áp dụng chính sách (muốn) tham gia minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO để ngăn chặn Nga tiếp diễn xâm lăng Ukraina như đã xâm lăng Cream, và ngăn chặn họa tái xâm chiếm Ukraina như thời Liên Xô, làm nhà độc tài Putin nổi đóa lấy cớ Ukraina vào NATO xem như NATO áp sát biên giới Nga đe dọa an ninh Nga… Để tăng cường quân Nga đến biên giới Nga-Ukraina và đến biên giới Belarus-Ukraina đe dọa tấn công Ukraina từ hai hướng, là tâm điểm bất ổn Châu Âu hiện nay.
Tóm lại, Việt Nam áp dụng chính sách quốc phòng 3.0 cũng không yên với TC. Chúng vẫn gia tăng tàu dân quân biến ở bãi đá Ba Đầu, dùng Tàu cảnh sát biển, tàu thăm dò địa chất…quậy phá, gây sức ép bãi Tư Chính và rốn dầu Nam Côn Sơn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ukraina áp dụng chính sách quốc phòng (muốn) liên minh với NATO để ngăn chặn họa ngoại xâm từ Moscow cũng không yên với Putin, bị Putin đe dọa tấn công.
Nghĩa là, các nước láng giềng nhỏ hơn chọn chính sách quốc phòng liên minh hay không liên minh gì cũng không yên thân với hai nước bất lương Quốc tế Nga và TC, bởi mục đích của hai nước này không phải là mưu tìm quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng nhỏ, mà luôn toan tính bành trướng nuốt chững các nước ấy./.