Các biện pháp chống dịch không chỉ làm dứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Những tưởng hàng trăm ngàn người lao động tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… Có thể bù đắp lao động mang tính mùa vụ ở vùng nông thôn các tỉnh. Song thực tế không chỉ các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam lâm cảnh thiếu lao động mà các vùng nông thôn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tháng trước, anh Long Nguyen ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) lo ngại dịch bệnh không có người từ các tỉnh khác đến hái cà phê như thường năm khiến hàng chục mẫu cà phê của anh có thể bị hư hỏng. Hi vọng số lao động tháo chạy từ TPHCM, Bình Dương, Lâm Đồng… Về quê có thể bù đắp lao động các tỉnh vì dịch bệnh chưa thể đến Bảo Lộc hái cà phê. Nhưng hi vọng vẫn chỉ là hi vọng.
Chuyện lo ngại đã đến, cà phê đang vào mùa chín, trái chín bắt đầu rụng xuống đất hư hỏng mà người lao động như còn đang ở rất xa… Bởi một vài biện pháp chống dịch quá mức bình thường của một số địa phương, tỉnh, thành… Vô hình chung làm đứt gảy chuỗi cung ứng lao động nông nghiệp khiến những hộ trồng cà phê nói chung và hộ anh Long Bảo Lộc nói riêng, đang lo đứng lo ngồi, lo sợ thất thu cà phê vì không có lao động thu hái.
Có vẻ đã đủ lâu, đủ chín, đủ tỉnh táo… Để nhà chức trách nhận ra và đánh giá đúng tầm mức quan trọng của việc duy trì mạch sống kinh tế chống đói nghèo quan trọng chẳng kém việc chống dịch. Vì dịch chưa hề giết chết triệu người Việt, nhưng đói đã giết chết hơn 3 triệu năm 1945… Cho thấy chết đói đáng sợ hơn chết dịch.
Nay chính phủ đã từ bỏ tham vọng Zero.v, chấp nhận sống chung với vi.rus, thì cũng nên nới lỏng các biện pháp chống dịch không còn phù hợp với cuộc sống bình thường mới, ít ra sớm nối lại tất cả các chuỗi cung ứng là nguồn mạch vận hành của nền kinh tế, trong đó gồm cả chuỗi cung ứng lao động mùa vụ nông nghiệp, giúp anh Long và những hộ trồng cà phê có công thu hoạch, giúp người lao động có thu nhập trang trải cuộc sống sau nhiều tháng khánh kiệt vì giãn cách không làm việc được./.