Cần tỉnh táo

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Còn nhớ năm 2016, báo Thanh Niên tung ra hàng loạt bài báo về sự độc hại của chất arsen. Khi người dân bị dắt mũi, Thanh Niên tung ra thêm bài viết về hàm lượng arsen cao trong nước mắm truyền thống. Song song với những bài báo đánh vào nước mắm truyền thông là Masan cho quảng cáo nước mắm công nghiệp Nam Ngư, Chinsu của họ không có thạch tín (tức arsen). Với cú đánh đó, Masan đã đẩy nước mắm truyền thống đến bờ vực, chỉ cần Masan đẩy nhẹ là hàng loạt doanh nghiệp nước mắm truyền thống rơi xuống hố chết để nhường lại thị phần khổng lồ cho Masan.

May thay, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng. Arsen hữu cơ hoàn toàn vô hại, chỉ có arsen vô cơ là độc hại. Nhờ đó mà cứu ngành công nghiệp nước mắm truyền thống khỏi đòn hiểm của Masan. Ngoài báo Thanh Niên thì chính Hiệp Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng – Vinastas cũng toa rập đánh chết ngành nước mắm truyền thống. Bọn này đều vì tiền mà đánh mất lương tâm.

Năm 2016 các nhà sản xuất nước mắm truyền thống gặp may, tuy nhiên năm 2007 các nhà sản xuất nước tương truyền thống không được may mắn như thế. Lợi dụng thí nghiệm chất 3-MCPD trên chuột, Masan cũng dùng truyền thông thổi phồng mức độ nguy hiểm của 3-MCPD đánh chết sạch những doanh nghiệp nước tương truyền thống để nước tương Chinsu và Tam Thái Tử thống trị thị trường. Thực ra chất 3-MCPD có trong hầu hết dầu thực vật và cả trong sữa bột trẻ em nữa, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA chỉ khuyến cáo chứ không cấm. Tuy nhiên, qua truyền thông bẩn và lối kinh doanh bất lương, Masan đã đánh chết những doanh nghiệp nước tương chân chính và thay vào đó là nước tương được pha bằng hóa chất của Masan.

- Quảng Cáo -

Báo chí Việt Nam là nền báo chí bẩn, phải khẳng định như thế. Khi nó bảo vệ chế độ thì chính nó đã bảo vệ cái bẩn bựa rồi. Ngoài việc bảo vệ chế độ, thì rất nhiều tờ báo kiếm tiền từ những thương vụ truyền thông bẩn để làm giàu. Chính vụ “nước mắm arsen” đã phơi bày ra bộ mặt của tờ báo Thanh Niên. Còn các báo khác thì chưa bị phanh phui chứ chẳng phải sạch gì.

Hiện nay báo chí đang đánh rất mạnh vào mì ăn liền Hảo Hảo. Theo thông tin của Cục An Toàn Thực Phẩm Ai Len thì mì ăn liền Hảo Hảo của Acceook và mì Yato của Trung Quốc bị nhiễm chất cấm ethylene oxide có trong thuốc trừ sâu. Tuy nhiên trên trang này cho biết là chỉ một số “lô hàng” bị chứ không phải tất cả. Bạn đọc cần chú ý, một nửa sự thật không phải là sự thật. Hãy kiểm chứng kĩ, nếu là một số lô hàng thì đó là tai nạn cho doanh nghiệp vì mẻ nguyên liệu mà họ thu mua ấy không đạt yêu cầu. Điều này vẫn xảy ra với tất cả hàng hóa các nước tiến bộ chứ không riêng gì hàng Việt Nam.

Ngày 23/8 trên tờ Mirror có cho biết, ngoài mỳ Hảo Hảo của Việt Nam và Yato của Trung Quốc thì ngay cả sản phẩm Mr Porky Original Scratchings có nguồn gốc từ Anh Quốc vẫn bị thu hồi vì có chứa vi khuẩn salmonella. Chịu chung số phận với Hảo Hảo có Vemondo Vegan Sticks một sản phẩm từ Đức vv… và hàng loạt các sản phẩm khác. Tuy nhiên, tất cả những sản phẩm trên chỉ là lỗi ở các lô hàng chứ hoàn toàn không phải là người ta dùng chất đấy cho sản xuất. Cần phải phân biệt rõ như vậy. Tờ Mirror cho biết, chất ethylene oxide bị cấm ở EU nhưng các nước ngoài EU thì được phép.

Chuyện đơn giản chỉ có vậy nhưng báo chí CS làm ầm lên và liên tục đăng tải. Và có vẻ như lại một chiến lược truyền thông bẩn như nước mắm arsen và nước tương 3-MCPD nữa chăng? Bạn đọc cần thận trọng./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://thanhnien.vn/…/thanh-nien-cao-loi-va-go-bo-bai…

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38131078

https://vietnambiz.vn/nha-khoa-hoc-vn-o-nuoc-ngoai-nuoc…

http://nuocmamnetviet.com/nhin-lai-vu-viec-3-mcpd-ai-la…

https://www.fda.gov/…/3-monochloropropane-12-diol-mcpd…

https://www.fsai.ie/…/instant_noodles_ethylene_oxide…

https://www.irishmirror.ie/…/urgent-food-recalls-issued…

- Quảng Cáo -