Theo lý thuyết, phong tỏa, giãn cách… chỉ làm chậm quá trình lây nhiễm chứ không ngăn chặn được dịch khi dịch chưa lây nhiễm đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Nghĩa là khi dịch chưa đạt đến trạng thái miễn dịch cộng đồng sẽ bùng phát bất cứ lúc nào, một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây hiểm họa lớn. Hiện tại quá nhiều nơi trên thế giới đã và đang bị dịch hoành hành dữ dội, virus biến thể liên tục, xuất hiện rộng khắp, toàn cầu hóa giúp virus có điều kiện phát tán nhanh và xa hơn, hiểm họa khôn lường.
Phong tỏa giãn cách có ưu điểm kiểm soát được dịch trong ngắn hạn chờ vaccine tạo miễn dịch cộng đồng. Song nhược điểm là trong khi chờ vaccine, phải đối mặt thường xuyên với virus biến thể bất lường, lắm nơi, TPHCM chẳng hạn, có cảm giác virus lẩn quẩn trong không khí chực chờ bùng phát bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược ngăn chặn khả dĩ.
Đó là chưa nói đến chuyện nhà cầm quyền nào thiếu suy nghĩ, bị lợi ích nhóm hay áp lực nào đó dắt mũi dẫn đến quyết định nông nổi sử dụng vaccine TC (Trung Cộng) tiền mất tật mang, càng tiêm nhiều càng bùng phát dịch dữ dội hơn như Bahrain, Chile, Brazil v.v… Giờ dở khóc dở cười, nước khá giả như Bahrain đành bỏ tiền tiêm thêm vaccine Âu Mỹ, nước khó khăn như Chile phải ngậm đắng nuốt cay tốn tiền tiêm vaccine TC để dịch bệnh hoành hành mạnh hơn. Người Chile cho rằng vaccine TC chỉ giúp ngăn chặn cúm nặng chứ không ngăn chặn dịch lây lan, tạo thêm chủ quan đã tiêm vaccine nên không phòng tránh nghiêm ngặt khiến dịch bùng phát kinh hoàng hơn.
Bởi theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư y khoa Australia, thì vaccine nào cũng được bơm thổi tốt nhất, hiệu quả nhất. Song giáo sư Tuấn khuyên chỉ nên tiêm vaccine của những hãng minh bạch hóa quá trình phát triển vaccine, minh bạch quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt… Giáo sư Tuấn cho rằng, chỉ có vaccine Astrazeneca, Moderna, Pfizer, J&J hội đủ các điều kiện nói trên nên có thể chọn để tiêm ngừa.
Câu hỏi đặt ra, vaccine là một phương pháp tạo miễn dịch cộng đồng tối ưu, song vì virus biến thể không ngừng, không loại trừ khả năng một biến thể nào đó của virus có thể vô hiệu hóa tất cả các loại vaccine hiện có, thì liệu liệu pháp vaccine có còn là liệu pháp hữu hiệu giúp nhân loại vượt qua thảm họa? Và nếu chẳng may việc ấy xảy ra thì chỉ còn cách phong tỏa giãn cách… Phong tỏa trong ngắn hạn có thể gắng gượng, phong tỏa dài hạn sẽ thế nào? Hiện tại chủng virus Nam Phi được cho là có dấu hiệu vô hiệu vaccine trong nhiều trường hợp.
Theo lý thuyết, thời gian dịch lây nhiễm đã hơn một năm, là thời điểm virus tự nhiên lây lan mạnh nhưng giảm độc lực để tiệm tiến trạng thái miễn dịch cộng đồng, nghĩa là virus cúm TC sẽ dần dần tồn tại cộng sinh với con người giống virus cúm mùa H1N1.
Song thực tế thì, tính cho đến lúc này, virus TC chưa hề giảm độc lực, thêm lý chứng khẳng định virus cúm TC không phải là virus tự nhiên nên lây nhiễm không lệ thuộc mùa như cúm mùa, mùa nào virus TC cũng hoành hành, lạnh như Canada, Nga, Nam Úc… Nóng như Bahrain, Ấn Độ, Indonesia… Virus TC vẫn giết chết người như nhau.
Dù hơi sớm để đưa ra nhận định bi quan, song thực tế khó có thể lạc quan virus TC sớm bị ngăn chặn trong ngắn hạn dù đã có vaccine.
Những nước ngăn chặn dịch nổi tiếng như Việt Nam sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Bởi muốn ngăn chặn hiệu quả phải khoanh vùng truy vết tìm nguồn ngay khi một ca FO nào đó xuất hiện. Và khi một vài ca xuất hiện buộc phải giãn cách, phong tỏa.
Giả sử vừa giãn cách phong tỏa xong như Đà Nẵng, vài ngày sau lại xuất hiện FO nào đó, lại tiếp tục phong tỏa giãn cách. Và nếu chuyện này cứ lập đi lập lại liên tục thì có nước chết đói.
Nên chăng Việt Nam cần xem lại phương pháp giãn cách cho phù hợp hơn trong việc đối phó với mối đe dọa có thể rất dài hạn của virus, gồm cả mối đe dọa suy thoái kinh tế, qua đó, việc cách ly tại nhà cần được tính đến, việc chọn lựa vaccine thì tốt nhất hãy nghe lời khuyên của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn./.
https://www.phunuonline.com.vn/covid-19-dang-bung-phat…