Vắc xin cho người Việt và những câu hỏi

- Quảng Cáo -

Vu Kim Hanh|

Ngày cuối tuần, chuyện cần bàn nhất vẫn là văc xin. Sáng nay, đọc nhiều bản tin để tổng hợp, tôi thấy đồng loạt hiện ra nhiều câu hỏi.

1/AI “ĐIỀU CHUYỂN” VĂC XIN ĐANG VỀ VN QUA LÀO VÀ CPC?

Câu hỏi thứ nhất là về điều rất lạ trong phát biểu tại cuộc họp báo chính phủ, của ông Thứ trưởng Bộ Y Tế Trương Quốc Cường: “ …Trên thực tế có trường hợp cách đây vài hôm, khi vắc xin đang trên đường về VN thì nhà cung ứng lại điều sang Lào, Campuchia. Cho nên tiến độ chúng ta hoàn toàn phụ thuộc nhà cung ứng, trong bối cảnh cung chưa đủ cầu” (theo báo Thanh Nien).

- Quảng Cáo -

Ai yêu cầu nhà cung ứng chuyển lộ trình, từ Việt Nam sang Lào và Campuchia? Mà lại chuyển sang 2 nước khác cùng lúc? Có theo nguyên tắc ưu tiên cho nước đang bị dịch bệnh nặng hơn? Không đúng, vì CPC hiện đã tiêm văc xin được cho 12% dân số (CPC đã nhận 4 triệu liều, gồm 3,7 triệu là của TQ và 3,25 triệu là AstraZeneca của Covax) và Lào thì đã tiêm chủng được 7% dân số. Cả hai nước đâu phải đang nguy cấp, trong khi VN mới tiêm văc xin cho chưa tới 1% dân số?

2/ NGƯỜI VIỆT CÓ CHỊU TIÊM VĂC XIN TÀU?

Đây chính là câu hỏi mà báo Tàu, South China Morning Post (SCMP) nêu. SCMP là một tờ báo của Hồng Kông, trước có chủ sở hữu là TĐ Alibaba, từ 16/3/2021, Alibaba đã bị chính quyền TQ buộc thoái vốn. SCMP hỏi: Liệu người Việt có chấp nhận vac xin TQ? (xem ảnh)

Theo bài báo Bộ Y Tế Việt Nam đã phê duyệt “có điều kiện” vắc-xin của TQ là Sinopharm nhưng chính phủ sẽ phải nỗ lực thuyết phục người dân chấp nhận cho chích loại vac-xin này. Báo này viết: một nhà nhập khẩu thiết bị y tế ở Sài Gòn cho biết ông đã « ngay lập tức» nói « không » với vac-xin Tàu. Ông khẳng định đây cũng là quan điểm phổ biến ở Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm cung cấp thiết bị y tế ngoại quốc cho các bệnh viện ở miền Nam.

Báo tiếp tục trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, là hiện có hai mối quan ngại về việc mua vắc-xin Trung Quốc. Thứ nhất là vấn đề minh bạch, vì một số nước như Nepal khi ký hợp đồng mua vac-xin Trung Quốc thì đã bị buộc phải ký thỏa thuận về « bảo mật thông tin ». Thứ hai, Trung Quốc có thể dùng vắc-xin để gây áp lực với Việt Nam trên những vấn đề khác, ví dụ như vấn đề Biển Đông hiện cũng đang rất căng thẳng.

SCMP cũng nhắc là ngay cả trước khi được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt mới đây thì TQ dùng vắc xin để thi hành chính sách « ngoại giao vac-xin» với các nước đang phát triển.

Cũng chính tờ báo này (SCMP) nói: Một sinh viên ở Sài Gòn cho biết anh muốn chờ để chích vac-xin Pfizer/BioNTech.

Hiện giờ, tràn lan trên mạng xã hội là các ý kiến lo ngại và phản đối chích vac xin Tàu.

Một hãng tin quốc tế khác phỏng vấn trực tiếp người dân Hà Nội. Bà Nguyễn Thanh Hạnh, một cư dân sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói là bà “rùng mình” khi nghe tin vaccine Trung Quốc đang được xem xét cấp phép tại Việt Nam bởi xưa nay chưa bao giờ bà tin vào các sản phẩm ‘Made in China’. “Đồ ăn thức uống vào người thì sau 4 tiếng có thể thải ra hết, chứ đằng này vaccine tiêm vào người thì tôi sợ quá. Tôi đã chuẩn bị sẵn rồi, nếu người ta kêu ra phường tiêm vaccine Trung Quốc thì tôi cho người tiêm ít tiền để họ tiêm xuống đất cho xong, chứ tôi không tiêm,” bà Thanh Hạnh thẳng thắn chia sẻ.

Cùng chung suy nghĩ như bà Hạnh, vợ chồng anh Nguyễn Anh Tuấn ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết họ hy vọng Việt Nam sẽ không nhập vaccine từ Trung Quốc, mà ít ra cũng phải là vaccine Sputnik V từ Nga.

Tâm lý lo lắng này, theo bản tin, là do sự sợ hãi hàng hóa chất lượng kém ‘Made in China’, từ hàng tiêu dùng, thực phẩm hoa quả, cho tới các công trình xây dựng (con tàu cao tốc Cát Linh-Hà Đông cứ sơ sờ ra đó mà) được thực hiện bởi các nhà thầu Trung Quốc.

3/ CHỪNG NÀO NHẬN ĐƯỢC VẮC XIN CỦA NHẬT VÀ HOA KỲ TẶNG?

Theo Nikkei Asia, ngày 4/6/2021, Mỹ lên kế hoạch chi tiết sẽ tài trợ ít nhất 80 triệu liều vắc xin trên toàn cầu vào cuối tháng 6, trong đó có 7 triệu liều cho Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á. Nhà Trắng công bố kế hoạch này, gọi là “một thành phần quan trọng trong chiến lược toàn cầu tổng thể của Mỹ để dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến đánh bại COVID-19. ” Trong số 25 triệu liều chuyển đi đợt đầu tiên, khoảng 7 triệu liều được phân bổ cho châu Á thông qua chương trình COVAX của WHO. Việt Nam nằm trong số những quốc gia được hỗ trợ và có ít nhất 3/4 tổng số liều sẽ ưu tiên khu vực Nam Á, Đông Nam Á.

-Còn theo hãng tin Kyodo News ngày 05/06, trích lời một dân biểu Đảng Tự Do Dân Chủ LDP đang cầm quyền ở Nhật, Tokyo đang chuẩn bị tặng cho Việt Nam một lượng liều vac-xin AstraZeneca sau khi hỗ trợ cho Đài Loan.

Cuối cùng là câu hỏi của chủ trang nhà với nhiều người. Bạn sẽ tiêm văc xin nào?

Hầu hết các bạn doanh nhân, sinh viên nói: Chờ thôi. Pfizer/BioNTech và Moderna cũng như AstraZeneca sẽ về thôi mà. Không chích vắc xin Tàu. Cùng lắm thì chích vac xin Việt Nam.

Tôi hỏi tiếp: Liêu có kịp cho mục tiêu “miễn dịch cộng đồng” ? Trả lời gần giống nhau: Đã vậy thì chính phủ cần chú ý ý kiến của dân, để đừng thành một cuộc “ép nhau”. Dân sẵn sàng trả tiền tiêm dịch vụ và trên thị trường, tuy nguồn cung thiếu, cũng không đến nỗi chỉ có một loại là Văc xin Tàu, đúng không?

Lại có một số ý kiến khá thú vị về tiêm văc xin Tàu. Nếu tin và thấy cần nêu gương thì 4 triệu Đảng viên hãy xung phong tiêm trước. Và đừng mang đi tiêm cho dân miền núi hay vùng nông thôn sâu vì họ thiếu thông tin và điều kiện lựa chọn nhé./.

#coronavirus #sinovac

- Quảng Cáo -