Kể từ năm 1975 cho đến hôm nay, trên đất nước Việt Nam, cứ mỗi khi tháng Tư đến là các phương tiện truyền thông, từ báo chí cho đến các đài phát thanh, truyền hình, liên tục tuyên truyền ra rả về ngày 30 tháng 4 mà người ta gọi là “Giải phóng Miền Nam” lại liên tục được cất lên.
Dưới sự lãnh đạo” tài tình và sáng suốt” quân và dân cả nước đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào” giành Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam.
Nhưng sau năm 1975 có thực sự tốt đẹp như những gì họ mô tả hay không?
Có triệu triệu người buồn vì nhiều lý do khác nhau.
Buồn vì cuộc chiến này đã cướp đi mạng sống của mấy triệu người Việt, trong đó đa số là dân thường.
Buồn vì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ấy cũng là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn – người Việt hai miền Nam Bắc, hay thậm chí anh em trong một gia đình, tàn sát, giết hại lẫn nhau.
Buồn vì đất nước rơi vào một cuộc chiến thảm khốc như thế phần lớn vì do xung đột ý thức hệ giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Dù không chấp nhận chuyện Mỹ can thiệp quân sự vào nước mình dù với bất cứ lý do gì, chắc không ít người tự hỏi tại sao Việt Nam lại phải trải qua cuộc chiến đó chỉ vì sự đối đầu về ý thức hệ giữa các cường quốc Cộng sản và không Cộng sản?
Cũng là thuộc địa (ngoại trừ Thái Lan), tất cả các quốc gia phi cộng sản ở Đông Nam Á đều giành được độc lập, thống nhất đất nước mà không một nước nào phải hứng chịu một cuộc chiến dài, đẫm máu như Việt Nam.
Chẳng hạn, sau năm 1975, thay vì được đối xử văn minh, hàng chục ngàn sỹ quan, binh lính, quan chức, nhân viên của chế độ cũ bị đưa vào các trại tù, trại cải tạo.
Những năm sau khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới cũng là lúc thế giới chứng kiến làn sóng người Việt tị nạn. Ước tính từ năm 1975 đến những năm đầu thập niên 1990, có đến gần hai triệu người Việt bỏ nước ra đi.
Họ liều chết vượt biển tìm tự do, no ấm ở một nước xa xôi nào đó vì họ không có được những điều đó ngay chính trên đất nước của mình. Nếu được sống trong một quốc gia mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ai lại muốn bỏ Tổ quốc ra đi như vậy?
Việt Nam chỉ thực sự hòa hợp, hòa giải và giàu mạnh, tự do, chỉ khi nào có những lãnh đạo – thay vì cứ nhắc mãi “hào quang quá khứ” và sáng tối giáo điều, hay giữ lòng thù hận. Thì hãy biết lắng nghe, cởi mở, bao dung và thức thời. Nếu không Việt Nam mãi tụt hậu và không thể ngẩng cao đầu./.
#30tháng4